Trang chủ / Công trình nghiên cứu / Ứng dụng kim loại đất hiếm (KLĐH) trong luyện thép
Ứng dụng kim loại đất hiếm (KLĐH) trong luyện thép
26/03/2014
Bài báo này đưa ra các ví dụ về việc ứng dụng thực tế KLĐH trong luyện thép. Nước ta có trữ lượng lớn về KLĐH và chắc chắn rằng nguồn tài nguyên này sẽ góp phần tích cực vào công nghệ tinh luyện thép ngoài lò để nâng cao chất lượng thép.
Application of rear-earth metals in steel making
GS TSKH Bùi Văn Mưu
1. Tổng quan Từ trước đến nay và trong một vài thế kỷ tới thép vẫn là vật liệu kết cấu chủ yếu. Khả năng thay thế thép bằng các vật liệu khác nhất là bằng vật liệu tổng hợp còn chưa đáp ứng được yêu cầu kinh tế- kỹ thuật. ở nước ta nhu cầu về thép đang ngày một tăng, cả về số lượng, chủng loại và chất lượng [1]. ở các nước công nghiệp phát triển hiện nay đang đi mạnh theo hướng nâng cao chất lượng thép, nâng cao cơ tính, tính công nghệ và tính chống ăn mòn nhằm giảm trọng lượng chi tiết, máy móc, thiết bị, công trình và nâng cao tuổi thọ sử dụng của chúng. Đó là hướng đi lấy chất bù lượng, hướng đi tiết kiệm và đúng đắn nhất. Chất lượng thép phụ thuộc vào thành phần, số lượng, tổ chức và sự phân bố tạp chất, thành phần và cấu trúc pha tạo thành bởi các nguyên tố hợp kim trong thép [1]. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, đất liền hẹp, bờ biển dài nên sự phá hủy sắt thép hàng năm rất nhiều, có thể lên tới 8 % tổng lượng sắt thép sử dụng. Trong khi nền công nghiệp luyện kim còn nhỏ bé, nhất thiết phải đi theo hướng lấy chất bù lượng. Nâng cao chất lượng thép tức là phải tinh luyện, phải khử bỏ triệt để tạp chất phi kim loại để nâng cao hiệu quả sử dụng và tùy theo điều kiện cụ thể mà hợp kim hóa. Muốn thế chúng ta phải xem xét khái quát nguồn gốc tạp chất do đâu, tác hại của chúng thế nào, các phương pháp tinh luyện ngoài lò ra sao, cách sử dụng chất khử và phương pháp khử tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mình. Tinh luyện ngoài lò là phương pháp khử sâu tạp chất tiến hành ngoài các thiết bị luyện kim cơ bản nhằm đáp ứng hai yêu cầu là vừa nâng cao công suất thiết bị luyện kim, vừa khử bỏ triệt để tạp chất có hại, đặc biệt là oxy và lưu huỳnh mà thiết bị cơ bản không có điều kiện hoặc khử bỏ khó khăn không kinh tế. Khả năng khử bỏ tạp chất của các quá trình luyện thép chủ yếu nêu trong bảng 1.Bảng 1. Khả năng khử bỏ tạp chất của các quá trình luyện thép chủ yếu [2]
Thao tác | Quá trình luyện thép | |
Lò thổi oxy | Lò điện | |
Phối liệu rắn: Thép vụn Sắt xốp Hợp kim ferrô | mức độ “ xấu | rất tốt “ “ |
Khử cacbon: Thép thường Thép thường (sâu) Thép crôm cao Thép crôm cao (sâu) | rất tốt xấu tốt xấu | mức độ xấu tốt xấu |
Khử phốt pho: Thép thường | tốt | mức độ |
Khử lưu huỳnh: Khử sơ bộ Khử sâu | mức độ xấu | mức độ xấu |
Hợp kim hóa: Thép hợp kim thấp Thép hợp kim cao Điều chỉnh thành phần | mức độ xấu “ | mức độ “ “ |
Khử khí: Tách /O/ Khử /N/ sâu | xấu tốt | xấu mức độ |
Khử oxy: Bằng C Khử lắng | xấu “ | xấu mức độ |
Điều chỉnh chính xác nhiệt độ đúc rót | mức độ | mức độ |
Bảng 2 và 3
Từ bảng 2 có thể thấy ái lực hóa học với oxy và lưu huỳnh của nguyên tố KLĐH cao hơn nhiều so với các chất khử thông thường khác và do đó KLĐH được sử dụng rộng rãi trong tinh luyện thép ngoài lò. Nguyên tố KLĐH có ái lực hóa học với nitơ giống như Ti, Al và các nguyên tố tạo thành nitrit khác. Nhiều công bố cho biết rằng nguyên tố KLĐH có thể tác dụng với phốt pho tạo thành phot- phit, thí dụ như: CeP, LaP để khử bỏ chúng. Như vậy, có thể thấy nhiệt tạo thành hợp chất tạp chất trong thép lỏng của nguyên tố KLĐH giảm dần theo trình tự sau: oxyt, sunfit, nitrit, tức là ái lực hóa học của nguyên tố KLĐH với oxy là mạnh nhất. 4. Những thí dụ trong thực tế sản xuất Trong những năm gần đây, chúng tôi đã sử dụng KLĐH để sản xuất bi, đạn nghiền, tấm lót máy nghiền cho các nhà máy ximăng ở Công ty Cơ khí Đông Anh. Nhà máy đã sử dụng FeSi-đất hiếm và Ferroceri để tinh luyện thép trong gầu. Kết quả tạp chất đã giảm sâu, cơ tính thép nâng cao, cấu trúc hạt nhỏ mịn. Tiếp đó đã sản xuất má giá và xà nhún tàu hỏa, cuối cùng là tâm ghi đường sắt tại nhà máy Cơ khí đường sắt Đông Anh. Chúng tôi vẫn sử dụng 2 loại KLĐH như trên. Kết quả tạp chất phi kim trong thép rất ít, hạt có cấu trúc nhỏ mịn, cơ tính, độ dai va đập và tính chịu mài mòn của thép rất tốt. Các thí dụ trên chứng tỏ các nguyên tố KLĐH đã mở ra khả năng rất lớn trong tinh luyện thép ngoài lò. 5. Kết luận Ngày nay, các nguyên tố KLĐH được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng, kể cả công nghiệp quốc phòng, nhưng ứng dụng phổ biến hơn cả là trong lĩnh vực luyện kim. Do các nguyên tố KLĐH có ái lực mạnh nhất với oxy, lưu huỳnh,... nên chúng là chất khử sâu các tạp chất có trong những công nghệ tinh luyện thép ngoài lò để nâng cao cơ tính, tính chống ăn mòn,... của các loại thép. Việt Nam là nước có trữ lượng lớn về KLĐH, đó là nguồn nguyên liệu quan trọng cần được khai thác, chế biến để góp phần phát triển nền công nghiệp gang-thép non trẻ của nước nhà. [symple_box color="blue" text_align="left" width="100%" float="none"] Tài liệu trích dẫn- Bùi Văn Mưu, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp nhà nước “Tinh luyện thép ngoài lò”, Mã số 24B-02-08
- Bùi Văn Mưu, Diss. B, BA Freiberg, 1983
- Bùi Văn Mưu, Bằng độc quyền sáng chế số 3809 “Phương pháp tinh luyện thép ngoài lò”
- Bùi Văn Mưu, Hiệu quả khử oxy, lưu huỳnh trong thép của các chất khử sẵn có ở Việt Nam, Neue Huette, 29, 1986, S.128-132