Tình hình ngành thép Việt Nam 9 tháng đầu năm, dự báo cả năm 2013 và công tác Hiệp hội Thép năm 2013
VSA 14/01/2014

Đánh giá về tình hình ngành công nghiệp thép 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2013 trong nước và thế giới. Cùng với việc tổng kết công tác hoạt động của hiệp hội.
Vietnam steel industry for first 9 months and outlook for year 2013. Activities of VSA in year 2013
1. Tình hình ngành công nghiệp thép 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2013
1.1. Kinh tế thế giới
Các nước phát triển tại khu vực EU, Mỹ, Nhật đang có những nỗ lực thoát khỏi suy thoái khi tốc độ tăng GDP và chỉ số sản xuất PMI có nhiều dấu hiệu tích cực hơn trong các quý gần đây. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thực sự hồi phục ổn định, có nhiều khả năng sẽ tăng trưởng chậm hơn so với kỳ vọng.
Tại châu á, nền kinh tế Trung Quốc sau 2 quý đầu năm tăng trưởng chậm hơn so với dự báo đang được đánh giá là có triển vọng hồi phục ổn định. Hoạt động thương mại thế giới dự kiến tăng trưởng khoảng 2,5 % trong năm nay và 4,5 % trong năm 2014, giảm đôi chút so với những dự đoán trước đây (theo WTO). Bên cạnh đó, giá cả nhiều mặt hàng, đặc biệt là nông sản đang có dấu hiệu giảm khá mạnh. Những yếu tố này sẽ gây tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, giá dầu thô cũng đang có xu hướng tăng trở lại sau khi giảm vào quý 1/2013 do những bất ổn chính trị trên thế giới. Tuy nhiên, các tổ chức lớn như IMF và WB đều cho rằng giá dầu thô vẫn sẽ có xu hướng giảm trên 4 % trong năm 2013. Bế tắc kinh tế-chính trị tại Mỹ trong nửa đầu tháng 10 gây lo ngại làm chậm đà phục hồi kinh tế Mỹ cùng triển vọng nguồn cung một số mặt hàng được cải thiện là những nhân tố chính tác động tới thị trường hàng hóa thế giới. Giá phần lớn các mặt hàng nguyên liệu tiếp tục ổn định hoặc giảm nhẹ so với tháng trước. Giá một số mặt hàng có xu hướng nhích lên do cầu tăng, cung hạn chế (đường,...).
1.2. Kinh tế trong nước
Tăng trưởng tiếp tục tăng dần qua các quý và ước đạt 5,54 % trong quý III, đưa GDP 9 tháng đầu năm tăng 5,14 % cao hơn cùng kỳ năm ngoái. GDP quý IV dự báo sẽ tăng ở mức 6 % do tổng cầu nền kinh tế sẽ chuyển biến tích cực hơn khi tính đến tính chất mùa vụ và tác động của độ trễ chính sách (khoảng 9 tháng) trong những tháng cuối năm. Cụ thể như sau.
Sản xuất công nghiệp phục hồi rõ nét hơn: chỉ số PMI tháng 9 tăng cao nhất kể từ khi tiến hành khảo sát (đạt 51,5) nhờ sự gia tăng các đơn hàng mới, đặc biệt đơn hàng xuất khâu tăng mạnh nhất trong vòng lịch sử khảo sát của HSBC kéo dài 2,5 năm. Ngoài ra, chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) phục hồi dần qua các quý: quý I tăng 4,5 %; quý II tăng 5,2 %; quý III ước tăng 6 %. Tính chung 10 tháng đầu năm, IIP tăng 5,4 % trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức phục hồi khá hơn mặt bằng chung ở mức 6,8 %.
Nguồn vốn FDI khả quan và cơ cấu vốn tích cực. Tính đến tháng 10/2013, FDI thu hút đạt trên 19 tỷ USD, tăng 65,6 %; vốn FDI thực hiện đạt 9,58 tỷ USD; tăng 6,4 %. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo, thiết bị điện tử vẫn là các lĩnh vức hấp dẫn nhất, trong 9 tháng chiếm 86,4 % tổng vốn cấp mới; tăng thêm và tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ, giúp VN cải thiện năng lực sản xuất dài hạn và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá (tăng 15,2 %), nhập siêu ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây (thâm hụt 187 triệu USD). Trong đó, khu vực FDI hiện vẫn là trụ cột trong hoạt động xuất khẩu với tỷ trọng 61,3 % tổng kim ngạch xuất khẩu (tăng 27,2 % so với cùng kỳ). Trong khi đó, do chịu tác động mạnh của chính sách trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước sụt giảm mạnh hơn kể từ năm 2011 so với khu vực FDI (hình 1). Tăng trưởng nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất và máy móc phục vụ sản xuất cũng tăng khá cho thấy triển vọng phục hồi sản xuất trong nước sáng sủa hơn.
Thị trường bất động sản ở Việt Nam đang ở trong giai đoạn hết sức khó khăn kể từ khi nghị quyết 11 thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và linh hoạt. Mặc dù chính phủ tiếp tục tung gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng nhằm cải thiện thị trường bất động sản nhưng cũng chưa phát huy hiệu quả. Thị trường bất động sản vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc, nguồn cầu lớn để tiêu thụ thép xây dựng đóng băng dẫn đến tiêu thụ thép trong nước vẫn tiếp tục khó khăn. Nhiều nhà máy thép lớn đi vào sản xuất cầm chừng, kinh doanh không có hiệu quả do tiêu thụ chậm, và doanh nghiệp không muốn đọng vốn vì tồn kho cao.

Bảng 1. Sản xuất thép của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2013
Đơn vị: Tấn
Các sản phẩm | Cả năm 2012 | 9 tháng năm 2013 | Ước TH năm 2013 | So sánh 2013/2012 (%) |
Sản xuất phôi thép | 5.298.000 | 3.944.084 | 5.235.993 | 89,83 |
Sản xuất sản phẩm thép | 9.313.000 | 7.628.898 | 9.995.921 | 108,50 |
Trong đó: - Sản phẩm dài gồm: + Thép thanh + Thép cuộn + Thép hình | 5.049.000 3.975.000 1.044.000 30.000 | 3.735.016 2.973.481 744.768 16.767 | 4.910.016 3.900.669 987.644 21.704 | 97,25 98,13 94,60 72,35 |
- Thép cuộn cán nguội | 1.747.000 | 1.475.364 | 1.924.803 | 110,18 |
- Ống thép hàn | 775.000 | 714.036 | 918.036 | 118,46 |
- Thép mạ kim loại và phủ màu | 1.642.000 | 1.704.482 | 2.243.066 | 136,61 |
[...] Chi tiết xem tại Tạp chí Kim Loại số 51 (tháng 12/2013)
Hiệp hội Thép Việt Nam