Trang chủ / Công trình nghiên cứu / Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu xốp TiNb3Zr3 bằng phương pháp phân rã - thiêu kết
Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu xốp TiNb3Zr3 bằng phương pháp phân rã - thiêu kết
20/12/2017
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu công nghệ tổng hợp vật liệu TiNb3Zr3 ứng dụng làm chân răng bằng phương pháp phân rã - thiêu kết...
Fabrication of porous TiNb3Zr3 by a combined process of decomposition - sintering method
Nguyễn Đặng Thủy (*), Trần Văn Dũng, Nguyễn Văn Toàn, Hoa Xuân Hòa Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Số 1, Đại Cồ Việt, Hà Nội, Việt Nam.
Ngày nhận bài: 9/4/2016, Ngày duyệt đăng: 24/5/2016
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu công nghệ tổng hợp vật liệu TiNb3Zr3 ứng dụng làm chân răng bằng phương pháp phân rã - thiêu kết. Với vật liệu ban đầu là các bột TiH2, Nb và Zr, quá trình phân rã ở nhiệt độ 500 oC đã tạo ra môi trường hoàn nguyên H2 và hoạt hóa bề mặt các cấu tử bột kim loại. Chế độ công nghệ khảo sát bao gồm: áp lực ép - (150÷250) MPa, nhiệt độ thiêu kết - (1050÷1250) oC và thời gian thiêu kết - (24) h. Kết quả cho thấy, sau thiêu kết quá trình hợp kim hóa đã xảy ra hầu như hoàn toàn, ranh giới giữa các hạt bột kim loại biến mất, quá trình cầu hóa diễn ra hoàn toàn, các lỗ xốp hình ovan dài (50÷100) m, rộng 20 m, có xu hướng liên thông trong toàn khối vật liệu.Vật liệu này đạt độ bền (50÷200) MPa, độ xốp (20÷35)%, tương đương độ bền và độ xốp của xương hàm. Từ khóa: Hợp kim xốp titan, vật liệu y sinh, phân giã - thiêu kếtABSTRACT
This paper presented a novel combined process of decomposition and sintering to fabricate porous TiNb3Zr3 alloys for biomaterials. The raw materials were TiH2, Nb, Zr powders, the decomposition of TiH2 at 500 oC would resulted in the reduced surrounding and active surfaces for powders. The range of compact pressure, sintering tem- perature and sintering time were respectively (150÷250) MPa, (1050÷1250) oC and (2÷4) h. The results showed that the alloying occurred mostly completed, no boundary between the particles. The interconnection between the pores could be seen on microstructures, the size of pores is a bout 20 m in thickness and (50÷100) m in width. The strength of samples was in (200÷600) MPa, and porosity of (20÷35) %. Keywords: Porous titanium alloys, biomaterials, decomposition - sintering process 1. MỞ ĐẦU Những năm gần đây, nhu cầu về vật liệu nhân tạo cấy ghép vào cơ thể con người, thay thế mô xương, tăng cao (vật liệu cấy ghép). Vật liệu cấy ghép được sử dụng trong các trường hợp cần thay thế các mô xương bị hư hỏng do thoái hóa, do tai nạn hoặc theo yêu cầu thẩm mỹ. Thoái hóa mô xương thường xuất hiện ở lớp người cao tuổi, phổ biến là thoái hóa đĩa đệm cột sống, thoái hóa các khớp háng, đầu gối... còn hư hỏng do tai nạn, có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể con người, thông thường phải thay thế cả mảng mô xương, vật liệu thay thế phù hợp trong những trường hợp này là vật liệu xốp nhớ hình TiNi [1-3]. Khi mức sống của con người được nâng cao, nhu cầu làm đẹp, trong đó có chỉnh sửa hoặc làm lại răng, trở nên cấp thiết. Hiện tại phương pháp cấy ghép chân răng nhân tạo bằng hợp kim titan xốp mới được du nhập và phát triển ở nước ta nhưng đã đáp ứng được cả hai tiêu chí: chắc bền và đẹp. Tuy nhiên, hợp kim titan xốp làm vật liệu cấy ghép vẫn phải nhập khẩu 100% với giá thành rất cao và phải chờ đợi lâu. Ngoài ra, do các yêu cầu khắt khe về y tế, thẩm mỹ cũng như đặc tính, ý thích của từng người nên các chân răng thường phải chế tạo đơn chiếc. Chính vì các lý do nêu trên nên việc nghiên cứu công nghệ chế tạo hợp kim xốp titan làm vật liệu cấy ghép dù với quy mô sản xuất nhỏ nhưng đảm bảo tính hiện đại, độ tinh sảo, trình độ kỹ thuật cao là một định hướng đúng, có thể đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng trong nước, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở ứng dụng vật liệu kim loại cấy ghép trong cơ thể con người. [caption id="attachment_1807" align="aligncenter" width="300"]



trong 4 h với độ phóng đại X500, X2000 và ảnh BSE[/caption] Quan sát tổ chức tế vi mẫu sau phân rã -thiêu kết (hình 3b) nhận thấy quá trình thiêu kết đã diễn ra hầu như hoàn toàn, không còn tồn tại ranh giới giữa các hạt bột. Quá trình khuếch tán bề mặt và thể tích đã xảy ra, có thể nhìn thấy rõ hiện tượng cầu hóa xuất hiện ở các vùng tiếp giáp giữa các hạt (các vòng tròn trắng hình 3b). Các lỗ xốp có dạng ovan dài 50÷100 μm, rộng khoảng 20μm liên thông nhau. Đây là kết quả khả quan về mặt tổ chức tế vi của mẫu sau phân rã -thiêu kết. Ở độ phóng đại lớn hơn 2000X (hình 3c) cho thấy còn tồn tại một lớp ôxit mỏng đã hình thành trên bề mặt của các lỗ xốp, chiều dầy khoảng vài trăm nanomet, lớp oxit này chủ yếu là TiO2, ZrO2 và có tác động xấu về mặt tương thích sinh học. Lớp ôxit là thành phần không mong muốn xuất hiện do độ chân không chưa đảm bảo, sự hình thành của lớp ôxit có thể gây ra mất cân bằng về thành phần hóa học, giảm tính dẻo của mẫu. Quá trình hợp kim hóa khi thiêu kết được kiểm tra bằng hình ảnh tán xạ ngược (hình 3d), mẫu được chụp ở nhiều vị trí khác nhau, hầu như chỉ một số ít các mảng Nb và Zr dư nằm trong mẫu. Quá trình hợp kim hóa diễn ra hoàn toàn. Việc sử dụng TiH2 là nguyên liệu ban đầu đã tác động lớn đến quá trình hợp kim hóa, khi nhiệt độ nâng đến 500oC, TiH2 phân hủy tạo ra khí H2 hoàn nguyên lớp ôxit trên bề mặt hạt Nb và Zr nâng cao tính hoạt hóa cho bề mặt các cấu tử này, thêm vào đó, cũng chính quá trình phân hủy cũng để lại bề mặt hoạt hóa trên bề mặt cấu tử titan, đây cũng chính là động lực thúc đẩy nhanh các phản ứng liên kim hoặc quá trình khuếch tán. Vai trò của TiH2 không chỉ là hoàn nguyên Ti và các oxit, mà còn là nhân tố tạo xốp cho hợp kim bởi H2 thoát ra để lại lỗ xốp. [caption id="attachment_1803" align="aligncenter" width="300"]



Hàm mục tiêu độ xốp (%): Y1 = 25.2171 - 4.47616. X3 (2) Hàm mục tiêu độ bền (MPa): Y2 = 158,6 + 38X1 + 4,3X2 + 16,7X3 - 4,7X1X2 + 6X1X3+ 4X2X3 (3)
Hàm mục tiêu (2) về độ xốp cho thấy, trong khoảng khảo sát, độ xốp phụ thuộc chủ yếu vào áp lực ép tạo hình ban đầu, không phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian thiêu kết. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, trong quá trình thiêu kết, một mặt độ xốp giảm do tác động của nhiệt độ và thời gian thiêu kết đến quá trình khuếch tán bề mặt và cầu hóa, mặt khác độ xốp cũng tăng lên do mức độ chân không tương đối thấp, khi H2 thoát ra từ phản ứng (1), tác dụng với O2 tạo thành hơi nước, không kịp rút ra khỏi các lỗ xốp nằm sâu bên trong lòng vật liệu. Do vậy, quá trình co ngót và giãn nở xảy ra gần như bằng nhau. Hàm mục tiêu độ bền (3) cho thấy khá đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của áp lực ép tạo hình, nhiệt độ thiêu kết và thời gian thiêu kết đến độ bền mẫu. Tất cả ảnh hưởng đều dương, điều này hoàn toàn phù hợp với hiện tượng đã trình bày trong phần tổ chức tế vi của mẫu. ở phương trình này cũng nhận thấy, có một hệ số âm của tích X1.X2 (nhiệt độ và thời gian thiêu kết), đó là ảnh hưởng nhẹ của quá trình phồng lên của lỗ xốp kín trong quá trình thiêu kết. Về mặt lý thuyết quá trình hợp kim hóa phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ và thời gian thiêu kết, thông qua sự khuếch tán của các nguyên tố Ti, Nb và Zr tại bề mặt tiếp xúc, theo các hàm số sau đây:
- Nguyen Dang Thuy, Nguyen Van Cuong, Nguyen Ngoc Trung, Ho Ky Thanh, Tran Van Dung; Amorphization and self propagating high temperature reaction of titanium and nickel during nitinol synthesis; Proceeding of The 4th AUN -SEED Net Regional Conference on Materials, Hanoi (12/2011), trang 99-103
- Oh, I.H. Nomura, N. Masahashi, N. Hanada, S. Mechanical properties of porous titanium compacts prepared by powder sintering, Scr. Mater. 2003, 49, 1197-1202
- Robertson, D.M. Pierre, L. Chahal, R. Preliminary observations of bone in growth into porous materials, J. Biomed, Mater, Res. 1976, 10, 335-344
- Cameron, H.U., Macnab, I., Pilliar, R.M. A porous metal system for joint replacement surgery, Int. J. Artif, Organs 1978, 1, 104-109
- Head, W.C., Bauk, D.J., Emerson, J.R. Titanium, as the material of choice for cementless femoral compo- nents in total hip arthroplasty, Clin. Orthop. Relat. Res, 1995, 311, 85-90
- Gross, S., Abel, E.W, A finite element analysis of hollow stemmed hip prostheses as a means of reducing stress shielding of the femur, J. Biomech, 2001, 34, 995-1003
- Kuroda, D., Niinomi, M., Morinaga, M., Kato, Y., Yashiro, T. Design and mechanical properties of new β type titanium alloys for implant materials, Mater. Sci. Eng. A, 1998, 243, 244-249
- Niinomi, M., Hattori, T., Niwa, S. Material characteristics and biocompatibility of low rigidity titanium alloys for biomedical applications, In Biomaterials in Orthopedics, Yaszemski, M.J., Trantolo, D.J., Eds., Marcel Dekker Inc.: New York, NY, USA, 2004; pp. 41-62
- Wang, K, The use of titanium for medical applications in the USA, Mater. Sci. Eng. A, 1996, 213, 134-137