Trang chủ / Công trình nghiên cứu / Dự án sản xuất các mác hợp kim kim loại màu cơ tính cao
Dự án sản xuất các mác hợp kim kim loại màu cơ tính cao
01/08/2014
Từ các kết quả nghiên cứu đã xây dựng quy trình công nghệ ổn định, sản xuất một lượng sản phẩm doanh thu đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm và tiếp cận thị trường để nâng cao sản lượng sản xuất hàng năm.
Dự án sản xuất các mác hợp kim kim loại màu cơ tính cao Improved production process of some Cu-and Al-based alloys
Kỹ sư Nguyễn Tuấn Viện Khoa học và công nghệ Mỏ và Luyện kim
Tóm Tắt Đã khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian khi nấu luyện qui mô sản xuất đến thành phần của các hợp kim (CuAl9Fe4, CuAl10Fe4Ni4, CuZn25Al6Mn3Fe3, AlCu8Si2Mn0,5Ti0,2, CuSn6Zn6Pb3, CuSn5Zn5Pb5, CuSn10P1) và ảnh hưởng của nhiệt độ rót, nhiệt độ khuôn đúc, phương pháp đúc (đúc ly tâm, đúc khuôn kim loại, đúc khuôn hỗn hợp cát - nước thủy tinh) đến chất lượng vật đúc. Từ các kết quả nghiên cứu đã xây dựng quy trình công nghệ ổn định, sản xuất một lượng sản phẩm doanh thu đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm và tiếp cận thị trường để nâng cao sản lượng sản xuất hàng năm. 1. Mở Đầu Trước tình hình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, nhu cầu cung cấp phụ tùng máy và các mặt hàng dân dụng từ các hợp kim nhôm, hợp kim đồng là rất lớn. Tuy vậy chủng loại hợp kim phân tán, số cơ sở sản xuất có nhu cầu với khối lượng về chủng loại vài chục tấn một năm là rất ít, việc nhập khẩu gặp nhiều khó khăn (trừ nhập nhôm, đồng kim loại). Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và sản xuất của nền kinh tế trong nước thì cần phải tự sản xuất được các loại hợp kim đồng, nhôm trong nước, Viện Khoa học và công nghệ Mỏ - Luyện kim triển khai thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Dự án sản xuất 07 mác hợp kim kim loại màu cơ tính cao” với mục tiêu của dự án là xây dựng quy trình công nghệ nấu luyện, công nghệ đúc ổn định và hoàn thiện hệ thống thiết bị đủ năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước. [caption id="attachment_1319" align="aligncenter" width="300"]
Bảng 1. ảnh hưởng của nhiệt độ và phương pháp đúc đến chất lượng vật đúc bằng hợp kim đồng thanh thiếc
Nhiệt độ đúc (T, oC) | Khuôn kim loại | Khuôn cát + nước thủy tinh | ||||||
Chất lượng bề mặt | Chiều sâu lõm ngót (mm) | Chiều dài phần rỗ (mm) | Độ điền đầy (%) | Chất lượng bề mặt | Chiều sâu lõm ngót (mm) | Chiều dài phần rỗ (mm) | Độ điền đầy (%) | |
1150 | Có vết nhăn | - | 6 | 83 | Tốt | 5 | 5 | 100 |
1200 | Tốt | 4 | 0 | 100 | Tốt | 5 | 0 | 100 |
1250 | Tốt | 6 | 0 | 100 | Tốt | 8 | 0 | 100 |
1300 | Tốt | 10 | 0 | 100 | Có vết lõm | 15 | 0 | 100 |
Bảng 2. ảnh hưởng của nhiệt độ và phương pháp đúc đến chất lượng vật đúc bằng hợp kim đồng thanh nhôm
Nhiệt độ đúc (T, oC) | Khuôn kim loại | Khuôn cát + nước thủy tinh | ||||
Chất lượng bề mặt | Chiều sâu lõm ngót (mm) | Chiều dài phần rỗ (mm) | Chất lượng bề mặt | Chiều sâu lõm ngót (mm) | Chiều dài phần rỗ (mm) | |
1100 | Có vết nhăn | 8 | 5 | Tốt | 15 | 0 |
1150 | Tốt | 12 | 0 | Tốt | 21 | 0 |
1200 | Tốt | 23 | 0 | Tốt | 27 | 0 |
1250 | Có vết lõm | 30 | 0 | Có vết lõm | 35 | 0 |
- Nguyễn Văn Chiến và các cộng sự, Báo cáo đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu nâng cao chất lượng hợp kim nhôm chịu mài mòn hệ Al-Cu-Si”, Viện Khoa học và công nghệ Mỏ - Luyện kim, 1999
- Nguyễn Văn Chiến và các cộng sự, Báo cáo đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ nấu luyện để tạo các mác hợp kim đồng có cơ tính cao CuAl9Fe4 & CuAl10Fe4Ni4 ”, Viện Khoa học và công nghệ Mỏ - Luyện kim, 2000
- Nguyễn Văn Chiến và các cộng sự, Báo cáo đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu công nghệ & sản xuất các loại HKTG Al-Fe, Al-Si, Al-Mn, Al-Ni, Cu-P”, Viện Khoa học và công nghệ Mỏ - Luyện kim, 2001
- Nguyễn Minh Đạt và các cộng sự, Báo cáo đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu công nghệ nấu luyện và đúc bằng phương pháp ly tâm hợp kim đồng CuZn25Al6Mn3Fe3 ”, Viện Khoa học và công nghệ Mỏ - Luyện kim, 2009
- B. A.ARBUDÔP, Đúc kim loại màu, 1966 (bản tiếng Nga)
- A. P. XMIRIAGIN, Các kim loại và hợp kim màu công nghiệp, 1974 (bản tiếng Nga)