Trang chủ / Tin tức chung / Đào tạo nhân lực trình độ cao cho công nghệ mũi nhọn

Đào tạo nhân lực trình độ cao cho công nghệ mũi nhọn

PGS TS NGUYỄN ĐỨC KHIỂN 09/08/2021

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII lần này thể hiện một tâm nhìn xa, một khát vọng lớn của đảng, của dân tộc ta là đưa nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

On the training highly qualified human resources for the advanced technology

PGS TS NGUYỄN ĐỨC KHIỂN 
Nguyên Giám đốc Sở KHCNMT Hà Nội

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII lần này thể hiện một tâm nhìn xa, một khát vọng lớn của đảng, của dân tộc ta là đưa nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể hơn là đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng: là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước: là nước phát triển, thu nhập cao. Mục tiêu và khát vọng đã thể hiện rõ tính kế thừa và phát triển, tính liên tục và hoàn chỉnh trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tự hào về đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, toàn thể cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam thân yêu càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện đi theo đảng, xây dựng đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng với niềm tin yêu của toàn dân, toàn quân. Dưới ngọn cờ vinh quang của đảng, với quyết tâm, khí thế và sức sống mới, đặt niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của đảng, nhà nước và tương lai tươi sáng của dân tộc, mỗi người Việt Nam phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường; đoàn kết, chung sức, đồng lòng; tiếp tục đổi mới, sáng tạo; ra sức thi đua xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hòa bình và thịnh vượng để cùng sánh vai với các cường quốc năm châu, như Bác Hồ hằng mong muốn [1].

1. KHƠI DẬY KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH VÀ HẠNH PHÚC 

Như nghị quyết đại hội đã nêu rõ, cần phải khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; có chính sách cụ thể phát triển văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam. Cũng cần hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Ngoài ra cân quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt [1]. 

2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO 

Để thực hiện các mục trên, Nghị quyết đại hội đưa ra 3 đột phá chiến lược gồm: hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, v.v... Nghị quyết nêu rõ việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, v.v. Đồng thời sẽ xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số. Ngày 24/12/2020, tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp với Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức “Lễ khai trương Chuỗi hoạt động kết nối và Tuần lễ cung cầu khoa học và công nghệ”. Chương trình lễ gồm 3 hoạt động: khai trương “Chuỗi hoạt động kết nối” và “Tuần lễ cung cầu khoa học và công nghệ”; Pitching kết nối đầu tư, xúc tiến chuyển giao khoa học - công nghệ; trưng bày kết nối cung cầu khoa học và công nghệ [2]. 

3. KHƠI THÔNG NGUỒN LỰC 

Hàng năm Hà Nội đã tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart). Hoạt động này đã giúp hình thành thị trường mua-bán sản phẩm công nghệ, từ đó thúc đẩy các hoạt động sáng chế khoa học, công nghệ, đưa các ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất - kinh doanh, từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, phục vụ cuộc sống của người dân thủ đô tốt hơn. Song, là địa bàn có số lượng các cơ quan nghiên cứu, trường đại học lớn nhất nước, thị trường khoa học và công nghệ của thủ đô vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Các hội chợ khoa học - công nghệ còn nghèo nàn về hình thức và sản phẩm; năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ công nghệ tại các doanh nghiệp của Hà Nội còn thấp; mối liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, việc lấp đầy những thiếu khuyết của thị trường khoa học và công nghệ là đòi hỏi tất yếu. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại thủ đô. Đồng thời nên triển khai các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học, công nghệ; khuyến khích các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển khoa học - công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng, đổi mới công nghệ. 

Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ của thành phố cần tăng cường phối hợp, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ để xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về khoa học - công nghệ của Hà Nội; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến sản phẩm khoa học, công nghệ; xã hội hóa các sự kiện thúc đẩy kết nối cung-cầu công nghệ; khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn, thẩm định, đánh giá công nghệ. Cùng với đó sẽ thường kỳ công bố danh mục sản phẩm công nghệ đã được đăng ký sở hữu trí tuệ nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, người dân có nhu cầu. Khoa học vàcông nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng tính cạnh tranh. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; chủ động “bắt tay” với các cơ quan nghiên cứu để cùng bám sát nhu cầu thị trường, tạo ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Các cơ quan nghiên cứu cũng cần phát triển nguồn nhân lực để tiếp nhận những thành tựu công nghệ của thế giới ứng dụng tại nước ta, đồng thời nghiên cứu, sáng tạo những sản phẩm phù hợp yêu cầu đang đặt ra. Là một yếu tố góp phần chủ đạo gắn kết, kích đẩy thị trường khoa học và công nghệ phát triển, các tổ chức trung gian, môi giới, các sàn giao dịch cũng cần phát triển chuyên nghiệp hơn nữa. Các đơn vị này phải là đầu mối thông tin, có đội ngũ chuyên gia giỏi, đủ khả năng tư vấn, kết nối chặt chẽ cung-cầu. Các trường đại học, viện nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp cần thường xuyên đề xuất, phối hợp tổ chức nhiều hơn nữa các hội chợ khoa học - công nghệ để thị trường thêm sôi động. Thực hiện đồng bộ các giải pháp chắc chắn sẽ khơi thông được tối đa các nguồn lực, giúp thị trường khoa học và công nghệ tại Hà Nội phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế; tạo đà bứt phá, sớm đưa thủ đô trở thành trung tâm khoa học - công nghệ dẫn đầu cả nước. 

4. TRUNG TÂM BK.AI 

Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về trí tuệ nhân tạo (BK.AI) đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động sẽ có ý nghĩa thế nào trong Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo của Việt Nam? Việc thành lập BK.AI là một phần của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khu vực ASEAN cũng như trên thế giới. Việt Nam sẽ xây dựng được 10 thương hiệu trí tuệ nhân tạo có uy tín trong khu vực; phát triển 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; kết nối được các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ trí tuệ nhân tạo. Đây có thể xem là sự kiện đầu tiên khởi động triển khai chiến lược, kết nối nghiên cứu và đào tạo, đưa trí tuệ nhân tạo vào giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống, góp phần tăng năng suất lao động. BK.AI ra đời thể hiện quyết tâm của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong phát triển nghiên cứu và đào tạo trình độ cao một lĩnh vực công nghệ mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tiến sĩ Nguyễn Phi Lê - Giám đốc điều hành đã cho biết về hướng phát triển của Trung tâm. Mục tiêu của BK.AI là trở thành trung tâm nghiên cứu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nhằm đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo nói riêng, hướng tới việc xây dựng các nhóm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo mạnh, có những công bố mang tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, BK.AI cũng triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển gắn kết với thực tiễn, tạo điều kiện đưa các sản phẩm nghiên cứu khoa học đến thị trường. Trung tâm cũng tham gia việc đào tạo nhân lực trình độ cao về trí tuệ nhân tạo để đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của Hà Nội và đất nước. BK.AI hoạt động theo mô hình mở, tạo điều kiện cho các nhà khoa học triển khai nghiên cứu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Không những vậy, trung tâm còn là nơi kết nối các nhóm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trong Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhằm phát huy sức mạnh, cùng nhau thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

Đặc biệt, BK.AI không phải chịu áp lực về mặt kinh doanh, nên có thể thực hiện các nghiên cứu mang tính đột phá, có vị trí và ảnh hưởng không chỉ trong nước, mà còn trên thế giới. Phương hướng hoạt động chung của BK.AI là kết nối sức mạnh nội tại và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thúc đẩy phong trào nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Các hoạt động chính của trung tâm là đào tạo về trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ hợp tác nghiên cứu, tổ chức các sự kiện khoa học - công nghệ. Các tiến bộ của trí tuệ nhân tạo trong những năm gần đây đã cho ra đời nhiều sản phẩm công nghệ chất lượng cao, với khả năng tự động hóa, cá nhân hóa. Nhiều nước trên thế giới đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó nguồn nhân lực được xem là yếu tố cốt lõi. Còn tại Việt Nam, nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo mới chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu thị trường và rất thiếu nhân lực trí tuệ nhân tạo ở mức cao. Nguồn nhân lực được xem là yếu tố cốt lõi bảo đảm sự thành công của phát triển trí tuệ nhân tạo. Năm 2019, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức mở ngành học mới về Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (DS-AI) - một trong những ngành trụ cột của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong 2 năm qua, số lượng sinh viên đăng ký vào ngành DS-AI rất đông, nhưng nhà trường chỉ tuyển với số lượng hạn chế (60 sinh viên năm 2019 và 80 sinh viên năm 2020) và năm 2021 này, nhà trường dự kiến tuyển 100 sinh viên. Ngoài ra, trong chương trình Khoa học máy tính cũng có định hướng chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo từ năm thứ ba. Hiện tại, số lượng sinh viên đăng ký học định hướng trí tuệ nhân tạo trong ngành Khoa học máy tính rất lớn. Chính vì vậy, điểm chuẩn của Khoa học máy tính trong nhiều năm gần đây luôn cao nhất trong tất cả các ngành của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí là cao nhất cả nước. Điều đó cho thấy nhu cầu của người học về ngành học này là rất lớn [4].

  1. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam,
  2. Năm 2045 Việt Nam là nước phát triển thu nhập cao, Báo Thanh niên, ngày 2/2/2021
  3. Khơi thông nguồn lực, Báo Hà Nội mới, 25/12/2020
  4. Thu Hằng, Đào tạo nhân lực trình độ cao cho công nghệ mũi nhọn, Báo Hà Nội mới, ngày 13/4/2021