Trang chủ / Tin tức chung / Công tác xuất nhập khẩu của ngành thép Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2017

Công tác xuất nhập khẩu của ngành thép Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2017

22/02/2018

Ngành thép trong 11 tháng đầu năm 2017 đã đạt được kết quả sản xuất kinh doanh rất khả quan: - Sản xuất đạt hơn 18,8 triệu tấn sản phẩm thép các loại (bao gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, thép ống hàn và tôn mạ và sơn phủ màu); tăng 22,6 % so với cùng kỳ năm 2016. - Bán hàng đạt gần 16 triệu tấn thép các loại; tăng 18,4 % so với cùng kỳ năm trước.

Steel import-export of Vietnam in the first 10 months 2017

TS NGUYỄN VĂN SƯA
Hiệp hội Thép Việt Nam

Ngành thép trong 11 tháng đầu năm 2017 đã đạt được kết quả sản xuất kinh doanh rất khả quan: - Sản xuất đạt hơn 18,8 triệu tấn sản phẩm thép các loại (bao gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, thép ống hàn và tôn mạ và sơn phủ màu); tăng 22,6 % so với cùng kỳ năm 2016. - Bán hàng đạt gần 16 triệu tấn thép các loại; tăng 18,4 % so với cùng kỳ năm trước. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ngành thép trong 10 tháng cũng đạt được những thành tích khá ấn tượng. 

Nhập khẩu 

Số lượng nhập khẩu các loại thép thành phẩm trong 10 tháng đạt 12,7 triệu tấn; giảm 17,5 % so với cùng kỳ năm trước. Về kim ngạch đạt 7,48 tỷ USD; tăng 13,6 % so với cùng kỳ năm trước. 

Có 2 nguyên nhân chính làm cho lượng thép thành phẩm nhập khẩu giảm: - Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đã phát huy tác dụng; - Từ tháng 6 năm nay Công ty TNHH Thép Hưng Nghiệp Formosa bắt đầu sản xuất thép thanh, thép cuộn chất lượng cao dùng cho cơ khí chế tạo và thép cuộn cán nóng, những loại sản phẩm  mà trước đây chúng  ta  phải  nhập khẩu 100 %. Các mặt hàng nhập khẩu giảm bao gồm: - Tôn mạ và sơn phủ màu các loại: giảm 36 % - Thép thanh que cuộn: giảm 12 % - Thép hình: giảm 50 % - Thép hợp kim: giảm 30 % Tuy nhiên, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nguội (CRC) trong 10 tháng đầu năm đã tăng trên 30 %. Điều này đã làm cho tiêu thụ thép cuộn cán nguội của các nhà sản xuất trong nước trong 10 tháng đầu năm giảm 3,2 % so với cùng kỳ năm trước. 

Năm nhà cung cấp thép lớn nhất cho Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ với sản lượng 6,109; 1,853; 1,413; 1,344 và 1,245 triệu tấn; chiếm tới 94 % tổng lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam (hình 1). Về kim ngạch, 5 nước trên đạt 6,003 tỷ USD; chiếm trên 80 % tổng kim ngạch nhập khẩu thép của cả nước. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu về kim ngạch (3,487 tỷ USD). Đứng thứ hai là Nhật 

Hình 1. Nhóm 5 nhà cung cấp thép cho Việt Nam 10 tháng đầu năm 2017
Hình 1. Nhóm 5 nhà cung cấp thép cho Việt Nam 10 tháng đầu năm 2017

Bảng 1. Số lượng và kim ngạch nhập khẩu thép 10 tháng năm 2017

Thị trường10 tháng 2017So với 10 tháng 2016, %
Nghìn tấnTriệu USDLượngTrị giá
Trung Quốc6.1093.487-32,46-4,32
Nhật Bản1.8531.117-17,6813,19
Hàn Quốc1.4131.001-7,2619,78
Đài Loan1.344746-9,2324,55
Ấn Độ1.245652673,48613,65
Braxin2451181.2711.461
ASEAN171140-18,762,73
EU476127,5931,54
Nga16681-65,71-45,33
Australia2411,6-67,24-53,31
New Zeland156,162,24121,34
Mỹ79,6-8,196,94
Nam Phi6,29,85,2147,28
Arab Seud5,62,3139,77149,19
Tổng12.7047.478-17,4713,63

Bản đạt 1,117 tỷ USD. Xếp thứ 3, 4 và 5 lần lượt là Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ với kim ngạch đạt 1,001 tỷ; 746 triệu và 652 triệu USD. Tổng hợp tình hình nhập khẩu về số lượng và kim ngạch trong 10 tháng đầu năm 2017 và so sánh với cùng kỳ năm 2016 được thống kê trong bảng 1. 

Xuất khẩu 

Số lượng xuất khẩu các loại thép thành phẩm trong 10 tháng đầu năm đạt gần 3,8 triệu tấn; tăng 36,3 % so với cùng kỳ năm 2016; kim ngạch đạt hơn 2,5 tỷ USD; tăng 55,4 % so với cùng kỳ năm trước. Nhiều chủng loại thép xuất khẩu tăng: - Tôn mạ và sơn phủ màu: tăng 27 % - Thép xây dựng: tăng 43 % - Thép hình: tăng 25 % - Thép ống hàn: tăng tới 121 % Trước đây Việt Nam xuất khẩu thép chủ yếu sang các nước Đông Nam Á với tỷ trọng khoảng 85 % tổng sản lượng xuất khẩu. Trong 10 tháng đầu năm 2017, tỷ lệ này đã thay đổi đáng kể với hơn 2,2 triệu tấn; chiếm 58,6 % tổng lượng thép xuất khẩu và kim ngạch 1,345 tỷ USD; chiếm 53,6 % tổng kim ngạch xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu tăng nhiều của ngành thép Việt Nam là Hoa Kỳ, Ấn Độ và các nước Châu Âu. Campuchia là thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của nước ta: 727,8 nghìn tấn; trị giá 407,4 triệu USD. Đứng thứ hai là Indonesia: 481,8 nghìn tấn và 349,3 triệu USD. Thứ ba là Hoa Kỳ: 420,8 nghìn tấn và trị giá 337,3 triệu USD. Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, thép Việt Nam được xuất sang các nước Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ ... 

Hình 2. Nhóm 5 thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam 10 tháng 2017
Hình 2. Nhóm 5 thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam 10 tháng 2017

Ngoài thị trường Thụy Sĩ có lượng thép xuất khẩu tăng mạnh thì xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, Bỉ, Tây Ban Nha và Anh cũng có tốc độ tăng trưởng cao. Năm thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành thép nước ta trong 10 tháng đầu năm 2017 được nêu trên hình 2. Toàn bộ thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2017 được thống kê trong bảng 2.

Bảng 2. Thị trường xuất khẩu thép 10 tháng đầu năm 2017

Thị trường10 tháng 2017So sánh cùng kỳ 2016 (%)
Nghìn tấnTriệu USDLượngTrị giá
Tổng3.7922.50636,355,4
Campuchia727,8407,438,166,1
Indonesia481,8349,312,837,3
Hoa Kỳ420,8337,2-45,1-26,6
Philippines377,6173,72.3981.614
Malaysia305,0187,382,9111,4
Hàn Quốc226,4129,910,724,9
Thái Lan186,9129,733,237,7
Ấn Độ148,1116,71.7301.451
Bỉ134,799,81.340532
Đài Loan95,461,9234,9238,1
Lào90,261,6-25,9-7,4
Australia74,948,262,587,4
Tây Ban Nha70,842,47.7993.103
Anh75,651,94.5511.595
Pakistan42,320,6-48,9-38,1
Singapore28,319,288,392,9
Myanma25,916,211,728,4
Italy25,129,1195,9108,8
Nhật Bản21,920,2496,6286,5
UAE9,97,92-56,1-54,7
Saudi Arabia8,035,28-22,4-6,69
Trung Quốc8,010,1124,7123,9
Brazin4,934,641.617668,6
Nga4,454,4-44,1-33,7
Thụy Sỹ4,191,8246.4114.156
Đức2,273,5787,4142,5
Bangladesh2,161,66-83,5-78,5
Thổ Nhĩ Kỳ0,81-67,6-47,7
Hồng Kông0,40,51-37,1-53,4
Ai Cập0,110,17-71-8,5
Ucraine0,070,066,15-43,6