Công tác xuất-nhập khẩu của ngành thép Việt Nam 10 tháng đầu năm 2018
VSA 21/02/2019
Năm 2018 mặc dù ngành thép gặp phải nhiều khó khăn như giá nguyên vật liệu và thành phẩm thép biến đổi khó lường, chính sách bảo hộ mậu dịch nổi lên khắp thế giới, nhưng công tác xuất nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm ngành đã đạt được các kết quả rất đáng ghi nhận: nhập khẩu giảm 9,8 % và xuất khẩu tăng tới 38,2 % so với cùng kỳ năm 2017.
The Vietnam import and export of steel products in first 10 months of 2018
HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM
Năm 2018 mặc dù ngành thép gặp phải nhiều khó khăn như giá nguyên vật liệu và thành phẩm thép biến đổi khó lường, chính sách bảo hộ mậu dịch nổi lên khắp thế giới, nhưng công tác xuất nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm ngành đã đạt được các kết quả rất đáng ghi nhận: nhập khẩu giảm 9,8 % và xuất khẩu tăng tới 38,2 % so với cùng kỳ năm 2017.
Nhập khẩu
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2018 cả nước nhập khẩu 11,46 triệu tấn sắt thép; tổng kim ngạch 8,36 tỷ USD; giảm 9,8 % về lượng nhưng tăng 11,7 % về kim ngạch so với 10 tháng đầu năm ngoái. Trong đó, riêng tháng 10/2018 nhập khẩu 1,13 triệu tấn; tương đương 852,88 triệu USD; tăng trên 8 % cả về lượng và trị giá so với tháng 9/2018. So với cùng tháng năm trước thì giảm 8,2 % về lượng nhưng tăng 7,7 % về kim ngạch. Giá sắt thép nhập khẩu trong tháng 10/2018 đạt 753,2 USD/tấn; tăng 0,1 % so với tháng 9/2018 và tăng 17,4 % so với tháng 10/2017. Tính trung bình cả 10 tháng đầu năm đạt 729,2 USD/tấn; tăng 23,9 % so với 10 tháng đầu năm 2017. Sắt thép có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập về Việt Nam nhiều nhất, chiếm 46 % trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước; đạt 5,32 triệu tấn; trị giá 3,83 tỷ USD; giảm 13 % về lượng nhưng tăng 9,9 % về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu tăng 26,3 %, đạt trung bình 720,8 USD/tấn. Riêng tháng 10/2018 nhập khẩu 520.509 tấn sắt thép từ thị trường này, đạt 377,65 triệu USD; tăng 15,6 % về lượng và tăng 13,4 % về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó. Sắt thép có xuất xứ từ Nhật Bản chiếm 16 % trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước; đạt 1,86 triệu tấn; tương đương 1,32 tỷ USD; tăng 0,6 % về lượng và tăng 18,3 % về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu tăng 17,6 %, đạt trung bình 708,8 USD/tấn.
Riêng tháng 10/2018 nhập khẩu từ Nhật Bản tăng mạnh 32,7 % về lượng và tăng 35,6 % về kim ngạch so với tháng 9/2018, đạt 194.887 tấn, tương đương 144,19 triệu USD. Nhập khẩu sắt thép từ thị trường Hàn Quốc đạt 1,45 triệu tấn; tương đương 1,2 tỷ USD chiếm 12,6 % trong tổng lượng và chiếm 14,3 % trong tổng kim ngạch; tăng 2,5 % về lượng và tăng 19,6 % về trị giá. Giá nhập khẩu tăng 16,7 %, đạt 826,6 USD/tấn. Nhập khẩu từ thị trường Đài Loan chiếm 10 % trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 1,23 triệu tấn; trị giá 821,91 triệu USD; giảm 8,4 % về lượng nhưng tăng 10,2 % về kim ngạch. Trong đó, tháng 10/2018 nhập 118.223 tấn; đạt 80,28 triệu USD; tăng 10,6 % về lượng và tăng 11,1 % về kim ngạch so với tháng trước đó.
Nhìn chung, trong 10 tháng đầu năm nay, nhập khẩu sắt thép từ phần lớn các thị trường tăng kim ngạch so với 10 tháng đầu năm 2017. Trong đó, nhập khẩu tăng mạnh từ các thị trường sau: Áo tăng rất mạnh 195,6 % về lượng và tăng 396,9 % về kim ngạch; đạt 1.410 tấn; tương đương 9,48 triệu USD; Indonesia tăng 111,3 % về lượng và tăng 355,4 % về trị giá; đạt 125.810 tấn; tương đương 137,29 triệu USD; Nga tăng 181,4 % về lượng và 231,9 % về trị giá; đạt 467.034 tấn; tương đương 269,34 triệu USD; Canada tăng 229,9 % về lượng và 216,8 % về trị giá; đạt 1.379 tấn, tương đương 954.802 USD; Đan Mạch tăng 113,7 % về lượng và 129 % về trị giá, đạt 857 tấn, tương đương 673.063 triệu USD. Tuy nhiên, nhập khẩu sắt thép sụt giảm mạnh từ các thị trường sau: Ba Lan giảm mạnh 84 % cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 73 tấn, tương đương 0,13 triệu USD; Ukraine giảm 75,5 % về lượng và giảm 67,3 % về kim ngạch; đạt 160 tấn, tương đương 141.559 USD; Nam Phi giảm 56,8 % về lượng và giảm 54,5 % về kim ngạch; đạt 2.674 tấn; tương đương 4,49 triệu USD. Tổng hợp về lượng và kim ngạch nhập khẩu thép trong 10 tháng đầu năm 2018 được thống kê trong bảng 1.
Bảng 1: Nhập khẩu thép 10 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 10 tháng/2018 | +/- so với cùng kỳ (%) | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 11.459.871 | 8.356.405.760 | -9,79 | 11,74 |
Trung Quốc | 5.317.884 | 3.833.296.531 | -12,95 | 9,93 |
Nhật Bản | 1.863.992 | 1.321.156.314 | 0,58 | 18,31 |
Hàn Quốc | 1.448.164 | 1.196.995.205 | 2,5 | 19,63 |
Đài Loan (TQ) | 1.230.875 | 821.908.444 | -8,44 | 10,21 |
Ấn Độ | 530.208 | 341.819.481 | -57,41 | -47,59 |
Nga | 467.034 | 269.335.537 | 181,36 | 231,89 |
Indonesia | 125.810 | 137.285.474 | 111,32 | 355,43 |
Brazil | 130.842 | 74.549.375 | -46,58 | -36,83 |
Thái Lan | 56.646 | 66.753.086 | -29,68 | -3,2 |
Malaysia | 40.414 | 52.345.833 | 42,1 | 40,79 |
Đức | 10.942 | 30.227.285 | -14,06 | 40,65 |
Pháp | 882 | 21.346.093 | -41,16 | 549,31 |
Mỹ | 19.457 | 20.211.671 | 176,53 | 110,21 |
Australia | 34.237 | 18.644.534 | 42,49 | 60,94 |
Thụy Điển | 5.753 | 14.040.023 | 119,58 | 92,67 |
Áo | 1.410 | 9.484.753 | 195,6 | 396,88 |
Bỉ | 12.247 | 8.229.150 | 9,21 | 25,3 |
Italia | 4.340 | 6.525.994 | -46,74 | -14,15 |
Tây Ban Nha | 4.548 | 4.695.747 | 79,34 | 61,93 |
Nam Phi | 2.674 | 4.493.117 | -56,84 | -54,45 |
New Zealand | 7.899 | 4.256.070 | -47,45 | -29,84 |
Phần Lan | 1.526 | 4.152.197 | -7,96 | -2,86 |
Philippines | 453 | 3.759.514 | -40,32 | 232,75 |
Hà Lan | 4.084 | 3.437.306 | 78,81 | 83,04 |
Saudi Arabia | 6.560 | 3.191.134 | 17,6 | 41,87 |
Hồng Kông (TQ) | 2.107 | 2.550.833 | 39,26 | 82,56 |
Anh | 2.243 | 2.095.347 | -24,98 | -17,84 |
Singapore | 1.592 | 2.079.541 | -25,4 | -30,86 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1.590 | 1.748.728 | -30,05 | -2,41 |
Canada | 1.379 | 954.802 | 229,9 | 216,79 |
Đan Mạch | 857 | 673.063 | 113,72 | 128,95 |
Mexico | 655 | 507.986 | -26,73 | -40,97 |
Ukraine | 160 | 141.559 | -75,54 | -67,3 |
Ba Lan | 73 | 126.812 | -84,3 | -83,44 |
Xuất khẩu
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thép của Việt Nam ra thị trường nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2018 tăng rất mạnh: 38,2 % về lượng và 53 % về kim ngạch so với 10 tháng đầu năm 2017; đạt 5,24 triệu tấn; trị giá 3,84 tỷ USD. Riêng tháng 10/2018 đạt 654.330 tấn; tương đương 453,25 triệu USD; tăng 13,6 % về lượng và tăng 11,2 % về kim ngạch so với tháng 9/2018 và cũng tăng mạnh 35,8 % về lượng và tăng 39,9 % về kim ngạch so với tháng 10/2017. Giá sắt thép xuất khẩu trung bình trong 10 tháng đầu năm tăng 10,7 % so với cùng kỳ, đạt 731,6 USD/tấn. Riêng tháng 10/2018 giá xuất khẩu giảm 2 % so với tháng 9/2018 nhưng tăng 3 % so với cùng tháng năm 2017; đạt 692,7 USD/tấn.
Campuchia là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam, chiếm 21 % trong tổng lượng và chiếm 18,6 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước; đạt 1,1 triệu tấn, tương đương 712,77 triệu USD; tăng mạnh 51,8 % về lượng và tăng 75 % về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu sang thị trường này tăng 15,3 %, đạt trung bình 645,3 USD/tấn. Riêng tháng 10/2018 đạt 128.805 tấn; tương đương 82,19 triệu USD; tăng 6 % về lượng và tăng 5,3 % về kim ngạch so với tháng trước đó. Sắt thép xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng rất mạnh 93,6 % về lượng và tăng 105,8 % về kim ngạch; đạt 814.973 tấn; tương đương 694,11 triệu USD - đứng thứ 2 thị trường; chiếm 15,5 % trong tổng lượng và chiếm 18 % trong tổng kim ngạch, giá xuất khẩu cũng tăng 6,3 %; đạt 851,7 USD/tấn. Riêng tháng 10/2018 đạt 97.701 tấn; tương đương 81,37 triệu USD; tăng 8,8 % về lượng và tăng 7 % về kim ngạch so với tháng 9/2018. Đứng thứ 3 là thị trường Indonesia, chiếm 11 % trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam, đạt 526.507 tấn, tương đương 416,24 triệu USD; tăng 9,3 % về lượng; tăng 19,2 % về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu tăng 9 %; đạt trung bình 790,6 USD/tấn. Riêng tháng 10/2018 xuất khẩu tăng rất mạnh 115,7 % về lượng và tăng 97 % về kim ngạch so với tháng 9/2018, đạt 74.027 tấn, tương đương 55,65 triệu USD.
Tiếp sau đó là thị trường Malaysia cũng tăng mạnh 72,6 % về lượng; tăng 94 % về kim ngạch, đạt 526.412 tấn; tương đương 363,87 triệu USD; chiếm 10 % trong tổng lượng và tổng kim ngạch; giá xuất khẩu đạt 691,2 USD/tấn; tăng 12,5 %. Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu sắt thép 10 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái thì thấy gần như toàn bộ các thị trường tăng kim ngạch; trong đó thị trường Ai Cập nổi bật lên với mức tăng trưởng đột biến gấp 39,4 lần về lượng và tăng gấp 18 lần về kim ngạch, đạt 4.221 tấn, tương đương 3,07 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tăng mạnh trên 100 % cả về lượng kim ngạch ở các thị trường như: Ukraine tăng 107,3 % về lượng và tăng 224 % về kim ngạch, đạt 143 tấn, tương đương 209.106 USD; Nhật Bản tăng 291,4 % về lượng và tăng 211,2 % về kim ngạch, đạt 85.889 tấn, tương đương 62,8 triệu USD; Bangladesh tăng 221,6 % về lượng và tăng 171 % về kim ngạch, đạt 6.960 tấn, tương đương 4,49 triệu USD; Đài Loan tăng 220 % về lượng và tăng 164 % về kim ngạch, đạt 305.436 tấn, tương đương 163,44 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Thụy Sĩ giảm 98 % về lượng và 92 % về kim ngạch, đạt 66 tấn, tương đương 141.475 USD; Brazil giảm trên 55 % cả về lượng và kim ngạch, đạt 2.173 tấn, tương đương 2,08 triệu USD; Tây Ban Nha giảm 40,5 % về lượng và 24,8 % về kim ngạch, đạt 42.163 tấn, tương đương 31,9 triệu USD. Tổng hợp về lượng và kim ngạch xuất khẩu thép trong 10 tháng đầu năm 2018 được thống kê trong bảng 2.
Bảng 2: Xuất khẩu thép 10 tháng đầu năm 2018 (Đvt: USD)
Thị trường | 10 tháng/2018 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 5.241.882 | 3.835.140.085 | 38,24 | 53,03 |
Campuchia | 1.104.484 | 712.766.916 | 51,75 | 74,95 |
Mỹ | 814.973 | 694.110.262 | 93,64 | 105,81 |
Indonesia | 526.507 | 416.240.256 | 9,28 | 19,16 |
Malaysia | 526.412 | 363.871.482 | 72,59 | 94,23 |
Đài Loan | 305.436 | 163.435.1771 | 220,2 | 164,16 |
Philippines | 302.895 | 72.476.43019 | -19,8 | -0,72 |
Thái Lan | 289.367 | 3.620.320 | 54,8 | 49,24 |
Bỉ | 232.090 | 179.427.039 | 72,3 | 79,78 |
Hàn Quốc | 229.494 | 153.270.236 | 1,34 | 17,99 |
Ấn Độ | 187.655 | 153.623.988 | 26,7 | 31,64 |
Lào | 98.021 | 73.163.534 | 8,61 | 18,69 |
Nhật Bản | 85.889 | 62.799.163 | 291,4 | 211,17 |
Italia | 56.998 | 61.594.645 | 127,6 | 111,87 |
Anh | 67.723 | 54.488.329 | -10,39 | 4,91 |
Australia | 47.008 | 37.797.815 | -37,26 | -21,58 |
Tây Ban Nha | 42.163 | 31.900.724 | -40,49 | -24,83 |
Myanmar | 32.247 | 23.158.734 | 24,18 | 43,28 |
Pakistan | 31.389 | 18.776.257 | -25,85 | -8,8 |
Singapore | 19.917 | 18.044.241 | -29,69 | -5,96 |
U.A.E | 16.933 | 18.778.761 | 70,37 | 137,02 |
Nga | 7.914 | 8.250.967 | 77,96 | 87,57 |
Bangladesh | 6.960 | 4.492.001 | 221,63 | 171,05 |
Trung Quốc | 6.457 | 8.494.035 | -19,25 | -16,6 |
Saudi Arabia | 5.528 | 4.328.447 | -31,17 | -18,06 |
Ai Cập | 4.221 | 3.074.158 | 3,844,8 | 1,695,21 |
Brazil | 2.173 | 2.083.373 | -55,91 | -55,06 |
Đức | 1.488 | 3.324.034 | -34,51 | -6,99 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1.414 | 2.144.302 | 76,75 | 114,82 |
Hồng Kông | 231 | 675.736 | -41,96 | 33,51 |
Ukraine | 143 | 209.106 | 107,25 | 224,14 |
Thụy Sỹ | 66 | 141.475 | -98,42 | -92,23 |
(*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)