BÁO CÁO CÔNG TÁC NHIỆM KỲ IV (2012-2018) VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NHIỆM KỲ V (2018-2023)
20/11/2018

Hội đã duy trì được nếp sinh hoạt 3 tháng/lần đối với Ban Thường vụ nhằm chỉ đạo sát sao các mặt hoạt động chung.
Report of the Congress of the HFMA: IV term’s activities (2012-2018) and V term’s (2018-2023)
1. BÁO CÁO CÔNG TÁC NHIỆM KỲ IV (2012–2018)
1.1. Công tác tổ chức xây dựng hội
Hội đã duy trì được nếp sinh hoạt 3 tháng/lần đối với Ban Thường vụ nhằm chỉ đạo sát sao các mặt hoạt động chung. Đã tổ chức lại hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu-tư vấn-phát triển Công nghệ Đúc-Luyện kim (bổ nhiệm Giám đốc và các Phó Giám đốc, di chuyển địa điểm giao dịch, mở các chuyên đề về định hướng hoạt động của trung tâm...). Lãnh đạo trung tâm qua các thời kỳ đã hoạt động tích cực và thành công trong một số lĩnh vực như tuyên truyền phổ biến kiến thức, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các xí nghiệp ở Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước; đặc biệt là các làng nghề đúc đồng. Các ủy viên thường vụ đã tham gia tổ chức thành công Đại hội Hội KHKT Đúc-Luyện kim Việt Nam tháng 4/2018 và tham gia Ban chấp hành với trọng trách như phó Chủ tịch và Tổng thư ký, ủy viên thường vụ, v.v...
Hội đã kiện toàn trụ sở văn phòng khang trang khá đủ tiện nghi làm với sự hỗ trợ của lãnh đạo Viện KHCN Mỏ-Luyện kim. Văn phòng hội đã cập nhật được danh sách hội viên gồm 134 hội viên cá thể và các hội viên tập thể là 8 viện, 5 trường và 36 doanh nghiệp. Đã tiếp tục kiện toàn các chi hội ở các viện, trường và cơ sở sản xuất của với tổng số khoảng 200 hội viên. Đã củng cố mở rộng các các tổ chức thành viên liên kết, cộng tác ngoài Hà Nội như Yên Xá, Ý Yên; Nam Giang, Nam Trực; Nam Định.
1.2. Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Đã tham gia hội nghị tư vấn, đóng góp ý kiến xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ thủ đô đến năm 2020. Cán bộ hội đã tham gia phản biện, đóng góp ý kiến cho các đề tài, dự án triển khai KHCN của Tp.Hà Nội, Bộ Công-Thương và các dự án cấp nhà nước,...
Hàng năm, các cán bộ của hội thường được Bộ Công-Thương, Sở KHCN Hà Nội, Viện Vật liệu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học BK Hà Nội mời tham gia tuyển chọn, đóng góp ý kiến cho đề cương, thuyết minh triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu KHCN. Hàng năm hội đã tổ chức nhiều buổi hoạt động ngoại khoá, giao lưu với một số doanh nghiệp thuộc hội tại Hà Nội và các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Nguyên, v.v.. Các cán bộ khoa học của hội đã tham gia nhiều hội đồng tư vấn tuyển chọn đề tài NCKH và PTCN của bộ Công-Thương và Tp. Hà Nội năm 2013-2018. Tháng 10/2013 hội đã tham gia với Hội KHKT Đúc-Luyện kim Việt Nam tổ chức Hội thảo về thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm VN.
Hội đã tổ chức một số buổi hoạt động ngoại khoá du xuân, giao lưu với doanh nghiệp thuộc hội nhằm phối hợp giải quyết những vướng mắc kỹ thuật trong sản xuất. Đối với công tác tư vấn, phản biện - giám định xã hội, hội đã vận động các thành viên tham gia nhiệt tình có trách nhiệm với xã hội khi được yêu cầu; đóng góp ý kiến tư vấn với UBND Tp. Hà Nội về các vấn đề khoa học và công nghệ của thủ đô, tham gia tư vấn, phản biện các vấn đề khoa học- công nghệ đúc, luyện kim với các cơ quan nhà nước ở Hà Nội. Đã tư vấn về “Chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh” ngày 19/4/2016 với tham luận về tính độc hại của mạ kẽm bóng xianua đồ gia dụng bằng thép và phủ teflon chống dính đồ gia dụng bằng nhôm. Đã tham gia Hội đồng chấm thi sáng tạo trẻ thanh thiếu niên nhi đồng thành phố Hà Nội 5/2017. Đã viết bài về “Tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển KHCN” và trình bày ở hội nghị của Liên hiệp hội tháng 5/2017. Đã tham gia diễn đàn doanh nghiệp với 61 công ty của CH Séc nhân dịp Tổng thống Séc thăm Việt Nam (6/6/2017) tại KS Melia, Hà Nội. Đã tìm hiểu viết bài về thủy tổ nghề đúc đồng - Quốc sư Nguyễn Minh Không thế kỷ X và đúc gang, thép - Kỹ sư Võ Quí Huân thế kỷ XIX.
Cuối tháng 11 tham gia Hội thảo và đóng góp 1 bài về 35 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội. Lãnh đạo Hội đã tham gia tổ chức hội thảo “Đối thoại công nghiệp thép Việt Nam và thế giới năm 2018” ngày 25/1/2018, đã tham gia tổ chức hội thảo về “Thị trường thép Châu Á 2018” (18-19/4/2018).
1.3. Công tác hoạt động khoa học công nghệ, tuyên truyền và phổ biến kiến thức
Trong nhiệm kỳ qua các cán bộ của hội đã tích cực chủ trì và tham gia triển khai nhiều đề tài cấp thành phố, cấp bộ (Công-Thương) và nhà nước. Các chuyên gia của hội đã chủ trì xây dựng Quy hoạch phát triển ngành đúc Việt Nam. Ngày 13 tháng 02 năm 2012, Bộ Công-Thương đã ban hành Quyết định số 583/QĐ-BCT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành đúc Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020, có xét đến năm 2025. Năm 2012-2013 hội đã chủ trì 1 đề tài cấp thành phố (Hà Nội) “Nghiên cứu công nghệ chế tạo thép Hafield làm búa nghiền đập đá, quặng quí”, đề tài đã nghiệm thu và chủ trì 1 đề tài của Bộ Công-Thương “Nghiên cứu xây dựng định hướng và nhiệm vụ ưu tiên phát triển KHCN phục vụ phát triển bền vững ngành luyện kim đen Việt Nam đến năm 2015”. Các cán bộ lãnh đạo hội đã hợp tác giúp đỡ công nghệ để phát triển và mở rộng sản xuất tại các Công ty AMA Hưng Yên; Phi Hùng, Thanh Sơn, Thủy Nguyên, Hải Phòng; Tân Tiến Nam, Ý Yên, Nam Định. Hội đang chủ trì 1 đề tài NCKH và PTCN 2012-2014 của Tp. Hà Nội “Nghiên cứu chế tạo thiết bị thấm đa năng sử dụng môi trường thấm từ các loại khí Việt Nam”. Đề tài đã đã nghiệm thu cấp cơ sở. Hội đã viết đăng 5 bài tham gia hội nghị quốc tế AFC-12 ở Đài Loan và 8 bài Hội nghị đất hiếm Việt Nam do Hội TƯ tổ chức.
Đã tổ chức thăm quan trao đổi với một số xí nghiệp, công ty là tổ chức chi hội thành viên để tuyên truyền phổ biến kiến thức như ở Cty Cơ khí Đông Anh. Đã tham gia tích cực triển khai đề tài của Bộ Công-Thương “Nghiên cứu công nghệ điều chế kim loại đồng và niken điện phân từ quặng sunfua đa kim Bản Phúc, Sơn La”. Đã đăng ký chủ trì dự án xuất thử nghiệm cấp Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam 2013-2014 “Sản xuất thử 7 mác hợp kim màu có cơ tính cao”. Đặc biệt, các cán bộ chủ chốt của hội đã tập trung tổ chức Hội nghị Đúc Châu Á lần thứ 13 tại Việt nam thành công. Hội nghị quốc tế luân phiên AFC-13 có 115 đại biểu Việt Nam và 150 đại biểu đến từ 16 nước tham gia. Hội nghị đã xuất bản sách Tuyển tập báo cáo tại NXB Bách khoa Hà Nội, với 450 trang, gồm 64 bài báo khoa học của 6 lĩnh vực chuyên sâu của ngành đúc-luyện kim. Hội đã chủ trì xây dựng trang web đầy đủ với 8 trang lớn, 7 trang chuyên mục và 11 nội dung. Trang web hội nghị hoạt động trong suốt năm 2014-2015 đã được đánh giá cao từ bạn bề quốc tế đến dự AFC-13. Đây cũng là trang web đầy đủ nhất của AFC từ trước tới nay để phổ biến kiến thức trong và ngoài nước. Hội đã chủ trì biên soạn hoàn chỉnh sách về “Các xí nghiệp đúc Việt Nam” bằng tiếng Việt và tiếng Anh để phổ biến rộng rãi trong và ngoài nước nhân dịp Hội nghị AFC-13 cuối tháng 10/2015. Ngoài ra hội đã vận động các hội viên viết được 20 bài báo khoa học đăng trong tạp chí KHCN Kim loại năm 2015. Hội đã triển khai các hoạt động về sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cũng như các nguồn tài nguyên khác nhằm tuân thủ Luật Tiết kiệm năng lượng và Chiến lược Sản xuất sạch hơn của chính phủ.
Hội đã trao đổi về công nghệ đúc tượng đồng cổ truyền ngày 19 tháng 3 năm 2017. Đã tổ chức đoàn thăm quan trao đổi với công ty MTC về đúc đồng đồ gia dụng và công nghệ anốt hóa bảo vệ sản phẩm đồng đúc 19/3. Đã tham gia chủ trì tổ chức Hội nghị khoa học phát triển ngành thép Việt Nam nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội KHKT Đúc-Luyện kim Việt Nam 5/4. Năm 2017 hội chủ trì thực hiện 1 đề tài công nghệ anốt hóa bảo vệ sản phẩm đồng thau (vàng) với công ty MTC từ tháng 3/2017. Đã viết và gửi 2 bài dự Hội nghị AFC-14 tại Incheon, Hàn Quốc tháng 11/2017; 5 bài cho Hội nghị khoa học phát triển ngành thép Việt Nam tháng 3/2017; 3 bài cho tạp chí KHCN Kim loại. Ngày 18 tháng 5 năm 2017 đã tổ chức thăm Nhà quốc hội với 20 người tham gia nhằm tuyên truyền về lịch sử Quốc hội Việt Nam qua các thời kỳ và những KTTB được áp dụng trong xây dựng tòa Nhà quốc hội mới. Tháng 7/2017 đã tổ chức đoàn thăm và trao đổi phổ biến công nghệ đúc áp lực và nhiệt luyện tại công ty AMA Hưng Yên. Tháng 10/2017 tổ chức thăm và hỗ trợ công nghệ cho công ty Cường Hậu về đúc nhôm đồ gia dụng. Từ tháng 9-11/2017 hội đã tổ chức 6 đoàn đi thăm, khảo sát các làng nghề đúc đồng cổ truyền Việt Nam, mời đại diện các làng nghề tham dự lễ kỷ niệm ngày sinh của tổ nghề Nguyễn Minh Không tại Hà Nội, như Đại Bái, Lộng Thượng, Hưng Yên; Tứ Kỳ, Hải Dương; Ngũ Xã, Hà Nội; An Lộng, Thái Bình; Tông Xá, Ý Yên, Nam Định; Đông Sơn, Chè Đông, Thanh Hóa; Phường đúc Huế. Ngày 2/12/2017 hội đã tổ chức thành công Hội nghị đúc đồng cổ truyền toàn quốc nhân kỷ niêm ngày sinh của cụ tổ nghề đúc đồng Việt Nam Lý quốc sư Nguyễn Minh Không, với sự tham gia của hơn 100 đại biểu của các làng nghề và các nhà KHCN, kỹ thuật đúc Việt Nam, có sự tham gia của một đoàn từ New Zeeland. Đây là hội nghị rất thành công, để lại những ấn tượng tốt đẹp cho các làng nghề, nghệ nhân và toàn thể hội viên.
Ngày 12/4/2018 đã tổ chức đoàn thăm và trao đổi về công nghệ đúc tại công ty VEJ, Hải Phòng. Tiếp các đoàn sản xuất đúc Trung Quốc tháng 1/2018 sang làm việc với công ty Mai Động tháng 2/2018; Công ty đúc Ấn Độ Nashal tháng 4/2018.
1.4. Công tác hợp tác quốc tế
Trên cơ sở mối quan hệ của từng thành viên trong hội với các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực đúc của các nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, hội đã xúc tiến, tạo cơ hội tiếp cận và chuyển giao công nghệ đúc tiên tiến vào Việt Nam. Hội đã làm việc với một số doanh nghiệp của Hàn Quốc, Nhật Bản, giới thiệu cho họ các doanh nghiệp đúc Việt Nam để họ tự liên hệ, trao đổi nhu cầu mua bán sản phẩm đúc, fero hợp kim. Hội đã tổ chức đoàn đại biểu 10 người tham dự Hội nghị Đúc Châu Á AFC-12 tại Taipei, Đài Loan với 5 báo cáo khoa học tháng 12 /2013. Hội đã thúc đẩy hợp tác có hiệu quả với các Hội đúc của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài loan, Ấn Độ, Singapore, Malysia, Ý, Úc, Séc, Trung Quốc,… tạo cơ hội để các đoàn vào dự AFC-13 và tiếp cận chuyển giao công nghệ đúc tiên tiến vào Việt Nam.
Đầu xuân Giáp Ngọ 2015 hội đã tổ chức thăm quan, giao lưu với một số xí nghiệp, công ty là tổ chức chi hội thành viên nhằm trao đổi kinh nghiệm, thông tin về sự phát triển của công nghiệp đúc Việt Nam, cũng như những khó khăn trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, như Công ty Đúc tháng Năm, Cacbon group Hà Nội, giúp công ty HAMICO Hà Nam xây dựng xí nghiệp luyện đồng và thăm quan trao đổi, hỗ trợ công nghệ với các công ty Thanh Sơn, Quảng Đại, Thành Phương, Phi Hùng, Triệu Phú, Việt Nhật Hải Phòng; Công ty luyện đồng Lào Cai; Công ty Khoáng sản luyện kim Việt Trung Lào Cai. Hội đã hợp tác với Hội đúc Hàn Quốc tổ chức Lễ đăng cai AFC-14 (2017) cho Hàn Quốc tại Hà Nội ngày 29/10/2015 thành công với 18 đại biểu đến từ Hàn quốc, 70 đại biểu đến từ 14 nước trên thế giới và 100 đại biểu Việt Nam và phối hợp với Hội đúc Hàn Quốc tổ chức Hội nghị Đúc AFC-14 từ ngày 6 - 12/ 11/2017 tại Icheon - Hàn Quốc. Việt Nam có 20 đại biểu tham dự. Từ 17-20/11/2017, lãnh đạo hội đã tham gia Hội nghị Đúc thế giới tổ chức tại Tô Châu, Trung Quốc đạt kết quả về hợp tác quốc tế và đã đón được 2 đoàn vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư và chuyển giao công nghệ. Tháng 5/2018 lãnh đạo hội đã tham gia Hội nghị Đúc Trung quốc lần thứ 14 tại Bắc Kinh từ 15 đến 21/5/2018 với một đoàn 15 người.
1.5. Thành tích và khen thưởng
Một cán bộ hội đã được Hội đồng thi đua khen thưởng Hà Nội tuyên dương danh hiệu Người tốt việc tốt của Hà Nội năm 2012. Năm 2012, Hội Đúc-Luyện kim Hà Nội được Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tặng Bằng khen về thành tích trong 15 năm hoạt động KHCN. Năm 2014 cán bộ lãnh đạo hội được tặng Bảng vàng Vinh danh trí thức tiêu biểu của Hà Nội nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô. Năm 2015 hội được UBND Tp. Hà Nội cấp Bằng khen về công tác hội. Năm 2016 hội được Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tặng cờ đơn vị xuất sắc năm 2016. Năm 2016 hội được UBND Tp. Hà Nội tặng Bằng khen 20 năm hoạt động. Năm 2017, Chủ tịch hội được Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam phong tặng danh hiệu “Trí thức KHCN tiêu biểu” và được Thủ tướng CP tặng Bằng khen.
2. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NHIỆM KỲ V (2018- 2023)
2.1. Công tác tổ chức xây dựng Hội
Hội sẽ vận động các hội viên nỗ lực tham gia các hoạt động chung theo sự chỉ đạo của Hội KHKT Đúc-Luyện kim Việt Nam, Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội và Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam. Ngay sau ĐH V, Hội sẽ kiện toàn lại Ban chấp hành, Ban thường vụ, duy trì nề nếp sinh hoạt của Ban thường vụ và Ban chấp hành hoạt động có hiệu quả và chất lượng, tổ chức các hội nghị chuyên đề nhằm tìm kiếm các cơ hội tạo việc làm cho Trung tâm Nghiên cứu-tư vấn-phát triển Công nghệ Đúc-Luyện kim Hà Nội. Sẽ củng cố, mở rộng các các tổ chức thành viên liên kết, cộng tác ngoài Hà Nội như Yên Xá - Ý Yên, Nam Giang - Nam Trực Nam Định; Thủy Nguyên - Hải Phòng. Tiếp tục phát triển hội viên, kết nạp thành viên mới; cải tiến tổ chức của các ban, đổi mới phương thức hoạt động các chi hội.
2.2. Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Đối với công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội, hội sẽ vận động các thành viên tham gia nhiệt tình, trung thực và trách nhiệm với xã hội khi được yêu cầu; đóng góp ý kiến tư vấn với Hà Nội về các vấn đề khoa học-công nghệ để xây dựng thủ đô; tham gia tư vấn, phản biện các vấn đề khoa học-công nghệ đúc-luyện kim với các cơ quan quản lý nhà nước tại Hà Nội.
2.3. Hoạt động khoa học công nghệ, tuyên truyền, phổ biến kiến thức
Sẽ triển khai các hoạt động khoa học-công nghệ về sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cũng như các nguồn tài nguyên khác nhằm tuân thủ Luật tiết kiệm năng lượng và Chiến lược Sản xuất sạch hơn của chính phủ. Cần đáp ứng những yêu cầu về tiến độ của Bộ Công-Thương, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam để đăng ký các nhiệm vụ KHCN đã qua giai đoạn nghiên cứu thăm dò của hội. Trong nhiệm kỳ tới, hàng năm hội sẽ hỗ trợ và thúc đẩy việc đăng ký đề tài cấp thành phố (Hà Nội) và đề tài cấp bộ (Công-Thương) giai đoạn 2018-2023. Hội sẽ thúc đẩy Trung tâm Nghiên cứu-tư vấn- phát triển Công nghệ Đúc-Luyện kim của hội hoạt động năng động hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp có sản xuất đúc-luyện kim trong công tác đào tạo, nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, năng suất, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Sẽ tích cực tham gia các hội đồng tư vấn, phản biện tuyển chọn các đề tài KHCN cấp thành (Hà Nội) và cấp bộ (Công-Thương). Sẽ trao đổi về công nghệ đúc tượng đồng cổ truyền của nghệ nhân Nguyễn Thượng Sách. Tại các dịp kỷ niệm ngày thành lập Hội Đúc-Luyện kim Hà Nội của nhiệm kỳ 2018-2023, hội sẽ tổ chức đều đặn các hội thảo khoa học với những chủ đề phù hợp theo từng năm. Tiếp tục triển khai thực hiện đề tài về đúc bạc đồng 2017-2018, cấp thành phố (Hà Nội).
2.4. Công tác hợp tác Quốc tế
Hội tiếp tục duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế với các hãng đúc truyền thống nhằm thúc đẩy cơ hội chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam. Trên cơ sở mối quan hệ của từng thành viên trong hội với các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực đúc của các nước, hội sẽ thúc đẩy hợp tác có hiệu quả hơn nữa với các Hội Đúc Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài loan, Singapore, Malysia, Ý, Úc, Séc,... tạo cơ hội tiếp cận và chuyển giao công nghệ đúc tiên tiến vào Việt Nam. Sẽ hợp tác với công ty đúc Ấn Độ sang trao đổi công nghệ và thiết bị, tham dự Hội nghị AFC-15 tại Đêli, Ấn Độ (10/2019). Thay mặt BCH Hội Đúc-Luyện kim Hà Nội nhiệm kỳ IV, chúng tôi mong muốn BCH nhiệm kỳ V sẽ phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục đẩy mạnh các mặt hoạt động, giữ vững vai trò nòng cốt trong hoạt động chung của Hội KHKT Đúc-Luyện kim Việt Nam. Thay mặt toàn thể Hội viên của Hội Đúc-Luyện kim Hà Nội, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo trực tiếp của Hội KHKT Đúc-Luyện kim Việt Nam, cùng Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội và Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam.
Nơi nhận: - Sở Nội vụ Tp. Hà Nội, - Liên Hiệp các Hội KHKT Hà Nội, - Hội KHKT Đúc-Luyện kim Việt Nam, - Các UV và Ban Thường vụ Hội, - Lưu VT và BTC. | T/M BAN THƯỜNG VỤ Chủ tịch Hội ĐLK HN Chu Đức Khải |