An ninh môi trường
PGS TS Nguyễn Đức Khiển 14/01/2014
Các thành phần của hệ sinh thái luôn luôn bị tác động do các yếu tố môi trường. Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định, trong các thành phần sinh thái ở điều kiện cân bằng tương đối và cấu trúc toàn hệ không bị thay đổi.
Các thành phần của hệ sinh thái luôn luôn bị tác động do các yếu tố môi trường. Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định, trong các thành phần sinh thái ở điều kiện cân bằng tương đối và cấu trúc toàn hệ không bị thay đổi.
Ảnh minh hoạ
Dưới tác động của các yếu tố môi trường, mức độ ổn định này có thể bị thay đổi. Tuy nhiên các hệ sinh thái tự nhiên luôn có khả năng tự điều chỉnh nhờ vào khả năng thích nghi của các sinh vật. Trạng thái cân bằng như vậy gọi là trạng thái cân bằng động, nghĩa là mặc dù số lượng, chất lượng của các thành phần của hệ thay đổi nhưng cấu trúc, cơ chế hoạt động và tương tác giữa các thành phần đó vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái có giới hạn nhất định. Nếu sự thay đổi vượt quá giới hạn nhất định, hệ sinh thái mất khả năng tự điều chỉnh và bị phá hủy.
Ô nhiễm là hiện tượng do các hoạt động của con người dẫn đến sự thay đổi các yếu tố môi trường vượt ra ngoài giới hạn sinh thái của cá thể, quần thể và quần xã. Muốn đanh giá mức độ ô nhiễm môi trường cần căn cứ vào giới hạn sinh thái của cá thể, quần thể và quần xã đối với từng yếu tố sinh thái. Muốn xử lý ô nhiễm tức là đưa các yếu tố sinh thái đó về giới hạn sinh thái của các sinh vật, phải biết được cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và nguyên nhân làm cho các yếu tố sinh thái vượt ra ngoài giới hạn thích ứng. Đó là các nguyên lý sinh thái cơ bản được vận dụng vào việc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Môi trường là một trong 3 trụ cột của sự phát triển. Nếu một quốc gia chỉ nhằm vào phát triển kinh tế thật mạnh, tăng trưởng GPD thật cao mà không quan tâm giải quyết thỏa đáng vấn đề môi trường thì không thể phát triển bền vững. Thực trạng môi trường có ảnh hưởng quan trọng đến sự sống còn và phát triển toàn xã hội, tức là đến an ninh quốc gia. Khái niệm an ninh sinh thái xuất hiện từ đó. Nga, Mỹ là các nước sớm đề cập đến vấn đề an ninh sinh thái, coi an ninh sinh thái là một bộ phận an ninh quốc gia. Vấn đề an ninh sinh thái còn được thể hiện rõ hơn khi xem xét trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay nhiều vấn đề môi trường không chỉ liên quan đến một quốc gia, chẳng hạn như hiệu ứng nhà kính, sự suy giảm tầng ôzôn, mực nước biển lớn, trong đó có Việt Nam, nước biển dâng lên đồng nghĩa với việc mất một phần lãnh thổ. Đó không còn chỉ là vấn đề môi trường mà là sự mất còn của cả quốc gia. Mối quan hệ mật thiết giữa vấn đề môi trường và an ninh quốc gia còn thể hiện qua các cuộc tranh chấp tài nguyên, nguồn nước đã, đang và sẽ còn xảy ra trên thê giới. Vũ khí sinh thái cũng đã được một số nước sử dụng để giành ưu thế trong chiến tranh. Do đó, an ninh sinh thái hay an ninh môi trường là một bộ phận của an ninh quốc phòng.
An ninh môi trường là khả năng môi trường có thể đáp ứng các chức năng cơ bản của con người một cách bền vững: cung cấp nơi ở, cung cấp năng lượng và nguyên liệu, khả năng chấp nhận chất thải, cung cấp thông tin khoa học và cung cấp các tiện nghi môi trường.
An toàn cho con người: không chỉ là tránh khỏi bị sát hại hoặc bị thương mà còn phải có nước uống, thức ăn, nơi ở, sức khỏe, việc làm và các yêu cầu cần thiết yếu khác mà mọi con ngươi trên trái đất này đều phải được hưởng. Tổng hợp nhu cầu của tất cả các công dân này - an toàn và chất lượng cuộc sống - sẽ là yếu tố nổi bật trong quan niệm về an ninh của mỗi quốc gia.
Theo báo cáo mới đây của Viện Tầm nhìn thế giới, toàn cầu hóa ngày càng lộ rõ nhiều mối đe dọa đối với toàn thể loài người. Rừng đang suy giảm nhanh vì giá trị lâm sản của thương mại toàn cầu tăng từ 29 tỉ đôla Mỹ năm 1961 tới 139 tỉ đôla năm 1998. Nguồn lợi thủy sản đang sụp đổ thảm hại do xuất khẩu tăng giá trị gần 5 lần, từ 197ó đến 1997, đạt 52 tỉ đôla, sức khỏe của con người cũng tới ngưỡng nguy hiểm vì từ năm 1961, xuất khẩu thuốc trừ vật hại tăng gần 9 lần, đạt 11,4 tỉ đôla năm 1998.