Trang chủ / Tin tức chung / Công nghệ đúc lưỡi cày của người Mông

Công nghệ đúc lưỡi cày của người Mông

11/02/2014

Những lưỡi cày thông thường dưới xuôi khi dùng ở vùng đất này đều bị gãy, hỏng. Vượt lên khó khăn đó, người dân nơi đây đã sáng tạo ra một loại lưỡi cày có thể cày trên đá.

Với địa hình chủ yếu là núi đá, đồng bào các dân tộc thiểu số ở cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) canh tác trên diện tích đất trồng hẹp giữa rừng đá trập trùng. Phía trên là thế, ở dưới lớp đất toàn là đá lổn nhổn nên việc cày, cấy rất khó khăn. Những lưỡi cày thông thường dưới xuôi khi dùng ở vùng đất này đều bị gãy, hỏng. Vượt lên khó khăn đó, người dân nơi đây đã sáng tạo ra một loại lưỡi cày có thể cày trên đá.

Dùng bút lông đuôi ngựa quét một lớp bột than tạo độ mịn cho khuôn.

Ở Đồng Văn có dòng họ Mua người dân tộc Mông cứ dịp đầu mùa cày cấy, họ lại dùng những kỹ thuật, kinh nghiệm nấu gang, đúc cày bao năm của ông cha để sản xuất ra những lưỡi cày với hình dáng đặc biệt, chắc chắn có thể “trườn mình” trên đá phục vụ cho công việc làm nương, rẫy trên vùng đất khó khăn.

Đập nhỏ đất sét tạo khuôn đúc lưỡi cày.
Khuôn đúc lưỡi cày có 2 mảnh làm từ đất sét trộn với bột than, bột đá đặt trên giá gỗ.

 

Bột than hoa từ gỗ sồi, bột đá là hai phụ gia dùng làm khuôn đúc.
Chồng 2 mảnh của khuôn đúc, cố định và hàn lớp đất sét bịt kín khuôn đúc.
Gang nguyên liệu được cắm thẳng vào lò, vun, phủ than hoa gỗ sồi lên trên.
Cần khoảng 7 kg nguyên liệu để đúc một chiếc lưỡi cày.
Chàng trai người Mông hào hứng thổi bễ lò nung.
Rót gang nóng chảy vào khuôn đúc.
Sau khoảng 3 phút có thể dỡ khuôn. 
Chiếc lưỡi cày thành phẩm đỏ rực được đưa ra ngoài làm sạch ba-via trước khi được ủ trong tro bếp.
 Tại chợ phiên, những chiếc cày truyền thống này được bán với giá 350.000 đồng/chiếc.

    Nhờ có loại lưỡi cày đặc biệt này mà người Mông có thể canh tác, trồng trọt được trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Theo Báo Tin tức