Trang chủ / Tin tức chung / Ngành thép Việt Nam 9 tháng đầu năm 2017

Ngành thép Việt Nam 9 tháng đầu năm 2017

VSA 21/11/2017

Tăng trưởng GDP quý III đạt 7,46 %, mức cao kỷ lục trong nhiều năm qua và 9 tháng đầu năm 2017 đạt 6,41 %. Với tăng trưởng GDP quý I là 5,15 % , quý II là 6,28 % và quý III là 7,46 % thì cả năm nay có thể đạt mục tiêu 6,7 % nếu quý IV tăng trưởng GDP đạt 7,31 % trở lên.

Vietnam steel industry in 9 months of the year 2017

HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM

1. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 

Tăng trưởng GDP quý III đạt 7,46 %, mức cao kỷ lục trong nhiều năm qua và 9 tháng đầu năm 2017 đạt 6,41 %. Với tăng trưởng GDP quý I là 5,15 % , quý II là 6,28 % và quý III là 7,46 % thì cả năm nay có thể đạt mục tiêu 6,7 % nếu quý IV tăng trưởng GDP đạt 7,31 % trở lên. Đây là mức hoàn toàn có thể đạt được. Trong đó: - Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,17 % - Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 2,78 % - Khu vực dịch vụ tăng 7,25 % Một số nhân tố tác động đến tiêu thụ các sản phẩm thép trong quý III: - Tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức cao - Bắt đầu từ tháng 7 giá thép thành phẩm, nhất là thép xây dựng điều chỉnh tăng theo chiều hướng tăng của giá nguyên liệu và thép thành phẩm trên thế giới. Vì vậy, đã có hiện tượng đầu cơ thép xây dựng trong tháng 7 và tháng 8. 

2. THỊ TRƯỜNG NGUYÊN LIỆU THẾ GIỚI 

Giá của các loại nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm thép trên thị trường thế giới trong quý III thay đổi chủ yếu là theo xu hướng tăng, đến nửa cuối tháng 9 thì quặng sắt, than mỡ luyện cốc bắt đầu giảm. 

Quặng sắt: Giá quặng sắt cuối quý III/2017 khoảng 64 - 65 USD/T CFR tại cảng Thiên Tân (Trung Quốc), giảm 11 USD/T so với đầu tháng 9/2017. Ngày 06/10/2017 xuống còn 61,7 USD/T. Mức giá này tương đương với giá cuối quý II/2017. 

Tham mỡ luyện cốc: Giá than mỡ luyện cốc vào ngày 06/10/2017 khoảng 194 USD/T CFR cảng phía bắc Trung Quốc, tăng 50 USD/T so với cuối quý II/2017. 

Thép phế: Giá thép phế trên thị trường thế giới cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2017 khoảng 340 - 350 USD/T, tăng khoảng 50 USD/T so với cuối quý II/2017. 

Điện cực graphit: Giá điện cực graphit đã tăng lên đến 25.000 - 30.000 USD/T (giá trước đây khoảng 4.000 - 7.000 USD/T). Đã có thông tin sẽ lên tới 40.000 USD/T. Tuy giá cao như vậy nhưng nguồn cung rất hạn chế nên sẽ gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất phôi thép bằng lò điện hồ quang. Tình hình này được dự báo sẽ còn kéo dài đến hết quý I/2018. 

Phôi thép: Giá phôi thép cuối tháng 9/2017 khoảng 525 - 530 USD/T CFR cảng Đông Á, giảm ~ 15 USD/T so với đầu tháng 9 (540 - 550 USD/T). Trong quý III giá phôi thép đã tăng ~ 90 USD/T, mức tăng cao nhất trong các loại nguyên liệu và bán thành phẩm trong quý III. 

Thép cuộn cán nóng (HRC): Giá 570 USD/T CFR cảng Đông Á, tăng ~ 5 USD/T so với đầu tháng 9/2017. Trong quý III/2017, giá HRC đã tăng khoảng 80 USD/T so với quý II/2017. 

3. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 

Sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng: Tháng 9 năm 2017, các thành viên của Hiệp hội sản xuất được 836.624 tấn thép xây dựng, tăng 18,1 % so với tháng trước và tăng 19,4%% so với cùng kỳ năm 2016. Tính cả 9 tháng đầu năm 2017, sản lượng thép xây dựng đạt 6.808.740  tấn, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2016. Về tiêu thụ, tháng 9/2017 các thành viên thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam tiêu thụ được 740.565 tấn thép xây dựng, giảm 6,5% so với tháng trước và tăng 16,5% so với tháng 9/2016. Tính cả 9 tháng đầu năm nay, lượng thép xây dựng tiêu thụ được 6.722.042 tấn, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Riêng quý III năm nay, sản xuất và tiêu thụ đạt cao hơn quý I và quý II (bảng 1). 

Bảng 1. Kết quả sản xuất, bán hàng thép xây dựng các qúy

QúySản xuấtTiêu thụ
Số lượng, tấnSo sánh với quý trước, %
I2.223.0022.088.792 
II2.181.1162.142.229+6,6
III2.404.6222.491.021+16,3

Sản xuất và tiêu thụ thép cuộn cán nguội: Tháng 9/2017, sản lượng thép cuộn cán nguội đạt 328.407 tấn, giảm 3,5 % so với tháng trước và tăng 1,1 % so với tháng 9/2016. 9 tháng đầu năm 2017, sản xuất thép cuộn cán nguội đạt 2.866.862 tấn, tăng 5,2 % so với cùng kỳ năm 2016. Về bán hàng, lượng thép cuộn cán nguội tiêu thụ tháng 9/2017 đạt 168.259 tấn, giảm 4,2 % so với tháng trước và giảm 11 % so với tháng 9/2016. 9 tháng đầu năm 2017 bán hàng đạt 1.460.579 tấn, giảm 4,6 % so với cùng kỳ năm trước (chưa kể thép cuộn cán nguội của Tập đoàn Hoa Sen và Tôn Đông Á được dùng trong nội bộ để sản xuất tôn mạ và tôn màu khoảng 1,4 triệu tấn). 

Sản xuất và tiêu thụ ống thép hàn: Sản  lượng  thép  ống  hàn  tháng  9/2017  đạt 171.094 tấn, giảm 18 % so với tháng trước và tăng 16 % so với tháng 9/2016. Tính cả 9 tháng đầu năm 2017 các thành viên Hiệp hội Thép Việt Nam đạt 1.625.504 tấn, tăng 19,7 % so với cùng kỳ năm 2016. Về bán hàng ống thép hàn của các thành viên Hiệp hội tháng 9/2017 đạt 165.547 tấn, giảm 20 % so với tháng trước và tăng 9 % so với tháng 9/2016. Cả 9 tháng đầu năm 2017 đạt 1.610.524 tấn, tăng 18,9 % so với cùng kỳ năm 2016. 

Sản xuất và tiêu thụ tôn mạ các loại: Sản lượng tôn mạ và sơn phủ màu trong tháng 9/2017 đạt 389.239 tấn, giảm 8,8 % so với tháng trước và tăng 30 % so với tháng 9/2016. Cả 9 tháng đầu năm 2017 sản xuất đạt 3.332.636 tấn, tăng 40 % so với cùng kỳ năm 2016. Về bán hàng, lượng tôn mạ và sơn phủ màu bán được trong tháng 9/2017 đạt 336.946 tấn, tăng 13 % so với tháng trước và tăng 49 % so với tháng 9/2016. Cả 9 tháng đầu năm 2017 các đơn vị thành viên Hiệp hội Thép Việt Nam đạt 2.579.639 tấn, tăng 27 % so với cùng kỳ năm 2016. 

Tổng hợp các loại sản phẩm thép: Tổng các loại sản phẩm thép sản xuất của 9 tháng đầu năm 2017 đạt 15.424.482 tấn, tăng 24,2 % so với cùng kỳ năm 2016. Về bán hàng trong 9 tháng  của  tất  cả  các  loại  sản  phẩm  thép  đạt 12.921.880 tấn, tăng 20,5 % so với cùng kỳ năm 2016 (bảng 2). 

Bảng 2. Sản xuất - tiêu thụ thép trong 9 tháng đầu năm 2017

Ngành hàng9 tháng đầu 2017% so với cùng kỳ năm 2016
Sản xuấtTiêu thụSản xuất, %Tiêu thụ, %
Thép xây dựng6.808.7406.722.042+14,3+15,9
Thép cán nguội2.866.8621.460.597+5,2-4,6
Ống thép1.625.5041.610.524+19,7+18,9
Tôn mạ & màu3.332.6362.579.639+40,3+26,6
HRC790.740549.078  
Tổng15.424.48212.921.880+24,2+20,5

Đơn vị tính: Tấn Như vậy từ quý III năm nay, ngành thép Việt Nam có thêm sản phẩm mới là thép cuộn cán nóng (HRC). Loại sản phẩm mới này đáp ứng một phần nhu cầu rất lớn trong nước và góp phần giảm nhập khẩu. Ba ngành hàng gồm thép xây dựng, thép ống hàn và tôn mạ và sơn phủ màu trong 9 tháng đầu năm nay đều có tăng trưởng tốt. Duy chỉ có thép cuộn cán nguội là có phần sụt giảm so với năm 2016. 

4. XUẤT NHẬP KHẨU 

Nhập khẩu: Tính đến ngày 31/8/2017, nhập khẩu thép thành phẩm đạt hơn 13,5 triệu tấn, với tổng kim ngạch hơn 6,99 tỷ USD. Như vậy, nếu so với cùng kỳ năm trước thì số lượng nhập khẩu đã giảm 22 % và kim ngạch tăng 3 %. Số lượng thép thành phẩm nhập khẩu giảm do các nguyên nhân chính sau: 

- Các biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng đã phát huy tác dụng; 
- Từ tháng 6/2017, Formosa bắt đầu sản xuất với 2 loại sản phẩm là thép dài chất lượng cao và thép cuộn cán nóng với sản lượng khoảng 200.000 tấn/tháng. Các loại sản phẩm này thay thế hàng nhập khẩu. 

Nhà cung cấp thép lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 vẫn là Trung Quốc (5,2 triệu tấn, chiếm gần 50 %). Tiếp theo là Nhật Bản (1,48 triệu tấn, tương đương 14 %); Hàn Quốc (1,1 triệu tấn, chiếm 11 %); Đài Loan (1,03 triệu tấn, chiếm 9,9 %) và Ấn Độ (1,03 % triệu tấn, chiếm 9,8 %). 

Xuất khẩu: Trong 8 tháng đầu năm 2017, ngành Thép Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong công tác xuất khẩu các loại sản phẩm thép. Trong bối cảnh phải chịu nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước, song sản lượng xuất khẩu của ngành thép trong 8 tháng năm 2017 vẫn đạt gần 3 triệu tấn với tổng kim ngạch gần 2 tỷ USD, tăng 27 % về lượng và 50 % về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu thép của nước ta chủ yếu là sang các nước ASEAN (62 %); Mỹ (13 %); EU (8 %); Hàn Quốc (6 %) và Ấn Độ & Đài Loan (mỗi nước 3 %). 

5. KẾT LUẬN 

- Ngành Thép Việt Nam trong 9 tháng đầu năm đạt kết quả rất khả quan: sản xuất tăng 24,2 %  và tiêu thụ tăng 20,5 % so với cùng kỳ năm 2016; 

- Nhập khẩu các sản phẩm thép trong 8 tháng đầu năm giảm 22 %; 

- Xuất khẩu các sản phẩm thép tăng 27 % về lượng và 50 % về kim ngạch.